Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có bao gồm Trưởng ban Công tác Mặt trận có phải không?
Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có bao gồm Trưởng ban Công tác Mặt trận có phải không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 thì Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) do Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp hiệp thương dân chủ cử, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao gồm:
- Người đứng đầu của tổ chức thành viên cùng cấp; trong trường hợp đặc biệt tổ chức thành viên mới cử đại diện lãnh đạo;
- Một số Trưởng ban Công tác Mặt trận;
- Một số cá nhân tiêu biểu trong các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài (nếu có) và một số vị có chuyên môn, am hiểu sâu trên các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa trước.
Như vậy, thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã bao gồm một sốTrưởng ban Công tác Mặt trận.
Thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có bao gồm Trưởng ban Công tác Mặt trận có phải không? (Hình từ Internet)
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 như sau:
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
...
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh, cấp huyện, quy định tại Điều 23 Điều lệ này (trừ việc hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội). Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã còn có nhiệm vụ, quyền hạn: ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.
...
Theo đó, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Thảo luận về tình hình và kết quả thực hiện Chương trình phối hợp và thống nhất hành động thời gian qua; quyết định Chương trình phối hợp và thống nhất hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình thời gian tới;
- Hiệp thương dân chủ cử, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các chức danh Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên Thường trực, Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
- Xét, quyết định công nhận, cho thôi làm tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình;
- Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
- Hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp và tham gia công tác bầu cử theo quy định của pháp luật về bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dân;
- Ra lời kêu gọi Nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết;
- Quyết định việc tổ chức Đại hội đại biểu cấp mình theo hướng dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp;
- Xem xét, quyết định hình thức kỷ luật thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở cấp mình khi có vi phạm Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và vi phạm pháp luật.
- Ra nghị quyết thành lập, giải thể, hợp nhất Ban Công tác Mặt trận, công nhận Ban Thanh tra nhân dân; thảo luận và quyết định những vấn đề khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình do Ban Thường trực trình.
Kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã do ai chủ trì?
Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 26 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 như sau:
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã
1. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Thường trực cấp xã) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giữa hai kỳ họp.
2. Ban Thường trực cấp xã gồm có Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.
3. Ban Thường trực cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
b) Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
c) Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;
...
Như vậy, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?