Thành viên tổ chuyên gia trong hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên không?
Thành viên tổ chuyên gia trong hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên hay không?
Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia được quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 24/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Điều kiện năng lực, kinh nghiệm đối với tổ chuyên gia, tổ thẩm định
1. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định phải đáp ứng yêu cầu sau đây:
a) Có chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tốt nghiệp đại học trở lên;
c) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật; không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Có tối thiểu 03 năm công tác thuộc một trong các lĩnh vực liên quan đến nội dung pháp lý, kỹ thuật, tài chính của gói thầu: có kinh nghiệm hoặc thực hiện các nội dung liên quan đến kỹ thuật nêu trong hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu hoặc các công việc về tài chính hoặc các công việc về pháp lý.
...
Như vậy, theo quy định về điều kiện năng lực, kinh nghiệp của thành viên tổ chuyên gia trong hoạt động đấu thầu nêu trên thì thành viên tổ chuyên gia trong đấu thầu bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên.
Thành viên tổ chuyên gia trong hoạt động đấu thầu có bắt buộc phải tốt nghiệp đại học trở lên không? (Hình từ Internet).
Chủ đầu tư hay bên mời thầu mới là bên có quyền được quyết định thành lập tổ chuyên gia?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 78 Luật Đấu thầu 2023 quy địnhh về trách nhiệm của chủ đầu tư cụ thể như sau:
Trách nhiệm của chủ đầu tư
...
4. Quyết định thành lập bên mời thầu với nhân sự đáp ứng yêu cầu thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; trường hợp nhân sự không đáp ứng yêu cầu thì lựa chọn nhà thầu tư vấn đề làm bên mời thầu hoặc thực hiện một số nhiệm vụ của bên mời thầu. Quyết định thành lập tổ chuyên gia đáp ứng quy định tại Điều 19 của Luật này trong trường hợp không thuê đơn vị tư vấn làm bên mời thầu.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 79 Luật Đấu thầu 2023 quy định về trách nhiệm của bên mời thầu như sau:
Trách nhiệm của bên mời thầu
1. Đối với lựa chọn nhà thầu:
...
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia trong trường hợp bên mời thầu là đơn vị tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn;
...
2. Đối với lựa chọn nhà đầu tư, ngoài trách nhiệm quy định tại điểm h khoản 1 Điều này, bên mời thầu còn có trách nhiệm sau đây:
...
b) Quyết định thành lập tổ chuyên gia;
Như vậy, thẩm quyền quyết định thành lập tổ chuyên gia bao gồm chủ đầu tư và bên mời thầu theo từng trường hợp nhất định nêu tại các quy định được trích dẫn nêu trên.
Trách nhiệm chính của tổ chuyên gia trong hoạt động đấu thầu được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của tổ chuyên gia được quy định cụ thể tại Điều 80 Luật Đấu thầu 2023 cụ thể như sau:
Trách nhiệm của tổ chuyên gia
1. Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
2. Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; đề xuất với bên mời thầu phương án xử lý tình huống trong trường hợp phát sinh tình huống trong đấu thầu (nếu có).
3. Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
4. Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
5. Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trong hoạt động đấu thầu, tổ chuyên gia có các trách nhiệm chính sau:
- Lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
- Đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; đề xuất với bên mời thầu phương án xử lý tình huống trong trường hợp phát sinh tình huống trong đấu thầu (nếu có).
- Bảo mật thông tin, tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
- Cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện trách nhiệm quy định tại Điều này theo yêu cầu của người có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan thanh tra, kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động đấu thầu.
- Thực hiện trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?