Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
- Các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh trong thời gian bao lâu?
- Các thành viên góp vốn vào ngân hàng liên doanh chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác khi nào?
Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì?
Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 162/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật nước ngoài;
- Phải được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản cho phép tham gia góp vốn vào ngân hàng liên doanh đối với trường hợp là doanh nghiệp Nhà nước;
- Trường hợp là doanh nghiệp được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, phải tuân thủ việc góp vốn theo các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm;
- Có vốn chủ sở hữu tối thiểu 1.000 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 2.000 tỷ đồng trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với phần vốn góp từ trên 1% đến dưới 5% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh hoặc có vốn chủ sở hữu tối thiểu 200 tỷ đồng, tổng tài sản tối thiểu 400 tỷ đồng trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với phần vốn góp từ 1% vốn điều lệ trở xuống của ngân hàng liên doanh;
- Đối với doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định, phải đảm bảo vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn góp cam kết theo số liệu từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán của năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép;
- Không được dùng vốn huy động, vốn vay của tổ chức, cá nhân khác để góp vốn;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và bảo hiểm xã hội đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
- Không phải là cổ đông sáng lập, chủ sở hữu, thành viên sáng lập, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng khác được thành lập và hoạt động tại Việt Nam;
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng và không bị kết án về các tội phạm quy định tại Bộ luật Hình sự trong 02 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung để được xem xét cấp Giấy phép.
Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là doanh nghiệp không phải ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh trong thời gian bao lâu?
Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh được quy định tại tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 162/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Điều kiện đối với thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh
1. Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là tổ chức tín dụng nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 5 Nghị định này.
2. Thành viên sáng lập của ngân hàng liên doanh là ngân hàng thương mại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện đối với ngân hàng thương mại quy định tại khoản 1, 4 Điều 4 Nghị định này.
...
4. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Theo đó, trong thời hạn 05 năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, các thành viên sáng lập phải cùng nhau sở hữu 100% vốn điều lệ của ngân hàng liên doanh.
Các thành viên góp vốn vào ngân hàng liên doanh chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác khi nào?
Tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài được quy định tại Điều 21 Thông tư 34/2024/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
Tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp của ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài
1. Việc tăng vốn, chuyển nhượng phần vốn góp, mua lại phần vốn góp phải đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp.
2. Trong thời hạn 05 (năm) năm kể từ ngày được cấp Giấy phép, thành viên sáng lập chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên sáng lập khác. Trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, các thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác với điều kiện bảo đảm tỷ lệ sở hữu phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng.
....
Theo đó, trong thời hạn 03 (ba) năm kể từ khi bắt đầu góp vốn vào ngân hàng liên doanh, các thành viên góp vốn chỉ được chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên góp vốn khác với điều kiện bảo đảm tỷ lệ sở hữu phần vốn góp quy định tại khoản 1 Điều 77 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, cụ thể như sau:
- Thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải là pháp nhân. Tổng số thành viên góp vốn không được vượt quá 05 thành viên. Tỷ lệ sở hữu phần vốn góp tối đa của một thành viên, một thành viên và người có liên quan không được vượt quá 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng.
+ Việc góp vốn và tỷ lệ sở hữu phần vốn góp của tổ chức trong nước và nước ngoài tại tổ chức tài chính vi mô thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xác định định mức dự toán mới cho công trình được thực hiện như thế nào? Định mức dự toán mới được xác định bằng phương pháp nào?
- Giải thích từ ngữ trong Nghị định 175, Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng?
- Chất thải rắn thông thường bao gồm những gì? Danh mục chất thải y tế là chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ tái chế gồm những gì?
- Nghị định 175 quy định các công việc thực hiện ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng bao gồm?
- Nhiều luật sư có được cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án dân sự không?