Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị hay không?
- Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị hay không?
- Thành viên Hội đồng quản trị không tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông có được quyền thay thế thành viên này hay không?
- Việc triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị thuộc trách nhiệm của đối tượng nào?
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị hay không?
Căn cứ tại khoản 11 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020 về cuộc họp Hội đồng quản trị:
Cuộc họp Hội đồng quản trị
...
10. Trường hợp gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua thư, phiếu biểu quyết phải đựng trong phong bì dán kín và phải được chuyển đến Chủ tịch Hội đồng quản trị chậm nhất là 01 giờ trước khi khai mạc. Phiếu biểu quyết chỉ được mở trước sự chứng kiến của tất cả những người dự họp.
11. Thành viên phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị. Thành viên được ủy quyền cho người khác dự họp và biểu quyết nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
12. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ khác cao hơn, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị được thông qua nếu được đa số thành viên dự họp tán thành; trường hợp số phiếu ngang nhau thì quyết định cuối cùng thuộc về phía có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Như vậy, thành viên Hội đồng quản trị phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị.
Lưu ý:
- Thành viên Hội đồng quản trị được ủy quyền cho người khác dự họp và biểu quyết nếu được đa số thành viên Hội đồng quản trị chấp thuận.
- Hội đồng quản trị họp ít nhất mỗi quý một lần và có thể họp bất thường.
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần có phải tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị hay không? (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng quản trị không tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông có được quyền thay thế thành viên này hay không?
Căn cứ tại Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020 về miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị:
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và bổ sung thành viên Hội đồng quản trị
1. Đại hội đồng cổ đông miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 155 của Luật này;
b) Có đơn từ chức và được chấp thuận;
c) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
2. Đại hội đồng cổ đông bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
a) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
b) Trường hợp khác quy định tại Điều lệ công ty.
3. Khi xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị; miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị ngoài trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông để bầu bổ sung thành viên Hội đồng quản trị trong trường hợp sau đây:
...
Như vậy, trong trường hợp xét thấy cần thiết, Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định thay thế thành viên Hội đồng quản trị khi thành viên này không tham dự đầy đủ các cuộc họp Hội đồng quản trị.
Việc triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị thuộc trách nhiệm của đối tượng nào?
Căn cứ tại Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020 về Chủ tịch Hội đồng quản trị:
Chủ tịch Hội đồng quản trị
1. Chủ tịch Hội đồng quản trị do Hội đồng quản trị bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
2. Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty đại chúng và công ty cổ phần quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
...
Như vậy, việc triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị thuộc trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Lưu ý:
- Trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt hoặc không thể thực hiện được nhiệm vụ của mình thì phải ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty.
- Trường hợp không có người được ủy quyền hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị chết, mất tích, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định thì các thành viên còn lại bầu một người trong số các thành viên giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị theo nguyên tắc đa số thành viên còn lại tán thành cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng quản trị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?