Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Căn cứ Điều 17 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành như sau:
Tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng.
2. Trung thực, có uy tín chuyên môn khoa học cao, có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc xuất bản ở nhà xuất bản có uy tín trong 05 năm liền kề với thời điểm được bổ nhiệm thành viên Hội đồng.
3. Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh; có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Thành viên Hội đồng Giáo sư nhà nước phải có chức danh giáo sư; trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư.
5. Đang tham gia đào tạo, bồi dưỡng và quản lý từ trình độ đại học trở lên.
6. Có sức khỏe, thời gian để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cần đáp ứng tiêu chuẩn sau đây:
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, lý lịch rõ ràng.
- Trung thực, có uy tín chuyên môn khoa học cao, có kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín hoặc xuất bản ở nhà xuất bản có uy tín trong 05 năm liền kề với thời điểm được bổ nhiệm thành viên Hội đồng.
- Sử dụng thành thạo ngoại ngữ phục vụ công tác chuyên môn và giao tiếp tốt bằng tiếng Anh; có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở phải có chức danh giáo sư, phó giáo sư.
- Đang tham gia đào tạo, bồi dưỡng và quản lý từ trình độ đại học trở lên.
- Có sức khỏe, thời gian để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tổ chức họp định kỳ theo đề nghị của ai?
Căn cứ Điều 18 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành như sau:
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở
1. Tập thể, công khai, dân chủ tại các phiên họp để quyết nghị những vấn đề liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
2. Các phiên họp của Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Giáo sư cơ sở chỉ tiến hành khi có ít nhất 3/4 tổng số thành viên của Hội đồng dự họp.
3. Chỉ bỏ phiếu một lần cho ứng viên được đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
4. Hội đồng Giáo sư nhà nước, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tổ chức họp định kỳ hoặc đột xuất theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
...
Theo đó, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành tổ chức họp định kỳ theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng hoặc đề nghị của trên 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 16 Quyết định 37/2018/QĐ-TTg quy định tiêu chuẩn thành viên Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành
1. Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành là bộ phận chuyên môn của Hội đồng Giáo sư nhà nước. Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước quyết định thành lập và bổ nhiệm thành viên theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Giáo sư nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xác định năng lực chuyên môn, kết quả nghiên cứu, định hướng nghiên cứu của ứng viên theo từng chuyên ngành.
3. Tổ chức thẩm định hồ sơ của ứng viên và kết quả xét của Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
4. Tổng hợp kết quả và báo cáo Hội đồng Giáo sư nhà nước.
5. Giúp Hội đồng Giáo sư nhà nước xét hủy bỏ công nhận chức danh hoặc hủy bỏ công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư.
6. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn, bổ nhiệm, miễn nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Như vâỵ, Hội đồng Giáo sư ngành, liên ngành có những quyền hạn nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?