Thành viên Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz làm việc theo chế độ nào? Thành viên Hội đồng này có những quyền hạn và nghĩa vụ gì?
- Thành viên Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz làm việc theo chế độ nào?
- Chủ tịch Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
- Các thành viên của Tổ giúp việc Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có phải tham gia các cuộc họp của Hội đồng đấu giá không?
Thành viên Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá băng tần 2500-2570 MHz và băng tần 2620-2690 MHz và Tổ giúp việc ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-BTTTT năm 2017, có quy định về nguyên tắc làm việc như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Hội đồng đấu giá làm việc theo nguyên tắc tập trung, thảo luận tập thể cho đến khi đạt được sự đồng thuận của đa số thành viên thông qua hình thức biểu quyết.
2. Thành viên Hội đồng đấu giá làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân; thực hiện công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.
3. Thành viên Hội đồng đấu giá và Tổ giúp việc không được cung cấp các thông tin liên quan đến đấu giá cho các tổ chức, cá nhân khi chưa có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng đấu giá.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Hội đồng đấu băng tần 2620 đến 2690 MHz làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân; thực hiện công việc đúng phạm vi thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.
Hội đồng đấu giá (Hình từ Internet)
Thành viên Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có những quyền hạn và nghĩa vụ nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 5 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá băng tần 2500-2570 MHz và băng tần 2620-2690 MHz và Tổ giúp việc ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-BTTTT năm 2017, có quy định về có quyền và nghĩa vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng đấu giá và các thành viên Hội đồng đấu giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng đấu giá và các thành viên Hội đồng đấu giá
1. Phó Chủ tịch Hội đồng đấu giá
a) Thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng đấu giá đối với các nhiệm vụ được phân công và ủy quyền.
b) Chù trì, điều hành hoạt động của Hội đồng đấu giá khi được Chủ tịch Hội đồng đấu giá ủy quyền.
2. Các thành viên Hội đồng đấu giá
Các thành viên Hội đồng đấu giá có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của Hội đồng đấu giá và thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng đấu giá phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Thành viên Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có trách nhiệm tham gia các hoạt động chung của Hội đồng đấu giá và thực hiện nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng đấu giá phân công.
Chủ tịch Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá băng tần 2500-2570 MHz và băng tần 2620-2690 MHz và Tổ giúp việc ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-BTTTT năm 2017, có quy định về quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng đấu giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng đấu giá
1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về toàn bộ hoạt động của Hội đồng đấu giá và kết quả đấu giá.
2. Phân công nhiệm vụ đối với Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng đấu giá; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên.
3. Chủ trì, phối hợp với các thành viên Hội đồng đấu giá xây dựng hồ sơ mời đấu giá; tổ chức, điều hành đấu giá băng tần 2500-2570 MHz, và băng tần 2620-2690 MHz theo quy định của pháp luật.
4. Khi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng đấu giá ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng đấu giá để chủ trì, điều hành hoạt động của Hội đồng đấu giá.
5. Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Chủ tịch Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có quyền và nghĩa vụ như sau:
- Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về toàn bộ hoạt động của Hội đồng đấu giá và kết quả đấu giá.
- Phân công nhiệm vụ đối với Phó Chủ tịch, các thành viên Hội đồng đấu giá; chỉ đạo sự phối hợp thực hiện nhiệm vụ giữa các thành viên.
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Hội đồng đấu giá xây dựng hồ sơ mời đấu giá; tổ chức, điều hành đấu giá băng tần 2620-2690 MHz theo quy định của pháp luật.
- Khi vắng mặt, Chủ tịch Hội đồng đấu giá ủy quyền bằng văn bản cho Phó Chủ tịch Hội đồng đấu giá để chủ trì, điều hành hoạt động của Hội đồng đấu giá.
Các thành viên của Tổ giúp việc Hội đồng đấu giá băng tần 2620 đến 2690 MHz có phải tham gia các cuộc họp của Hội đồng đấu giá không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Quy chế hoạt động của Hội đồng đấu giá băng tần 2500-2570 MHz và băng tần 2620-2690 MHz và Tổ giúp việc ban hành kèm theo Quyết định 170/QĐ-BTTTT năm 2017, có quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổ giúp việc Hội đồng đấu giá như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Tổ giúp việc Hội đồng đấu giá
1. Xây dựng dự thảo Hồ sơ mời đấu giá, nghiên cứu xác định giá khởi điểm trình Hội đồng đấu giá xem xét.
2. Tổ trưởng, Tổ phó có trách nhiệm tham gia các cuộc họp của Hội đồng đấu giá; các thành viên khác tham gia khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.
3. Cử nhân sự làm Thư ký các cuộc họp và phiên trả giá của Hội đồng đấu giá.
4. Thực hiện các công việc trực tiếp hoặc liên quan đến tổ chức đấu giá.
5. Tổng hợp kết quả đấu giá trình Hội đồng đấu giá.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng đấu giá phân công.
Như vậy, theo quy định trên thì Tổ trưởng, Tổ phó có trách nhiệm tham gia các cuộc họp của Hội đồng đấu giá băng tần 2500-2570 MHz.
Các thành viên khác tham gia khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?