Thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán bị đình chỉ có thời hạn hoạt động trong những trường hợp nào?

Xin cho hỏi: Thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán bị đình chỉ có thời hạn hoạt động trong những trường hợp nào? Sở Giao dịch Chứng khoán buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch khi thành viên giao dịch vi phạm hoạt động gì tại thị trường giao dịch công cụ nợ? - Câu hỏi của anh Tiến Dũng (Thanh Hóa)

Thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ bị xử lý theo những hình thức kỷ luật nào?

thanh-vien-giao-d%E1%BB%8Bch-tren-so-giao-dich-chung-khoan

Thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ bị xử lý theo những hình thức kỷ luật nào? (Hình từ Internet)

Theo Điều 12 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:

Các hình thức kỷ luật thành viên giao dịch
Thành viên giao dịch vi phạm các quy định hoạt động trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ phải chịu một hoặc một số hình thức kỷ luật sau theo quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán:
1. Khiển trách;
2. Cảnh cáo;
3. Đình chỉ có thời hạn hoạt động giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán;
4. Buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.

Theo đó, thành viên giao dịch vi phạm các quy định hoạt động trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ phải chịu một hoặc một số hình thức kỷ luật sau theo quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán, gồm:

– Khiển trách;

– Cảnh cáo;

– Đình chỉ có thời hạn hoạt động giao dịch công cụ nợ trên Sở Giao dịch Chứng khoán;

– Buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch.

Thành viên giao dịch trên Sở Giao dịch Chứng khoán bị đình chỉ có thời hạn hoạt động trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 19 Thông tư 58/2021/TT-BTC quy định như sau:

Đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch
1. Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch trong các trường hợp sau:
a) Thành viên giao dịch bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh hoặc tự doanh chứng khoán phái sinh;
b) Thành viên giao dịch bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh (trường hợp thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ);
c) Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đó bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch là thành viên không bù trừ);
d) Thành viên giao dịch vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
đ) Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;
e) Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
2. Thời gian đình chỉ đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này như sau:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ cho đến khi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khôi phục lại hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh;
c) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này, thành viên giao dịch bị đình chỉ tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước);
d) Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ tối đa là 90 ngày;
đ) Đối với trường hợp quy định tại các điểm đ, e khoản 1 Điều này, thời gian đình chỉ thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch công cụ nợ của thành viên giao dịch trong các trường hợp sau:

– Thành viên giao dịch bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ hoạt động môi giới công cụ nợ hoặc tự doanh công cụ nợ;

Thời gian đình chỉ hoạt động là thời gian Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đình chỉ đối với hoạt động kinh doanh công cụ nợ;

– Thành viên giao dịch bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ (trường hợp thành viên giao dịch đồng thời là thành viên bù trừ);

Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động cho đến khi được Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam khôi phục lại hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ;

– Thành viên bù trừ chung đang cung cấp dịch vụ bù trừ thanh toán cho thành viên giao dịch đó bị Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán giao dịch công cụ nợ hoặc hủy bỏ tư cách thành viên (trường hợp thành viên giao dịch là thành viên không bù trừ);

Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động tối đa 90 ngày hoặc cho đến khi được cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán từ thành viên bù trừ thay thế khác (tùy thời điểm nào đến trước);

– Thành viên giao dịch vi phạm nghiêm trọng và có hệ thống các nghĩa vụ theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

Thời gian đình chỉ hoạt động tối đa là 90 ngày;

– Các trường hợp khác theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam;

Thời gian đình chỉ hoạt động thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

– Các trường hợp khác do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam báo cáo và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Thời gian đình chỉ hoạt động thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Theo đó, thành viên giao dịch vi phạm các quy định hoạt động trên thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ phải chịu một hoặc một số hình thức kỷ luật sau theo quy chế của Sở Giao dịch Chứng khoán, gồm:

Sở Giao dịch Chứng khoán buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch khi thành viên giao dịch vi phạm hoạt động gì tại thị trường giao dịch công cụ nợ?

Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 30/2019/TT-BTC quy định như sau:

Chấm dứt tư cách thành viên giao dịch
2. Thành viên giao dịch bị buộc chấm dứt tư cách thành viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư này;
b) Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;
c) Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư này.

Theo đó, Sở Giao dịch Chứng khoán buộc chấm dứt tư cách thành viên giao dịch tại thị trường giao dịch công cụ nợ khi thành viên giao dịch thuộc một trong các trường hợp sau:

– Không còn đáp ứng các tiêu chuẩn làm thành viên giao dịch quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC;

– Vi phạm nghiêm trọng hoặc mang tính hệ thống quy định về thành viên giao dịch công cụ nợ theo quy định Sở Giao dịch Chứng khoán đối với thành viên giao dịch;

– Giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động hoặc bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; hoặc tổ chức chấm dứt tồn tại sau khi hợp nhất (công ty bị hợp nhất), sáp nhập (công ty bị sáp nhập), chia (công ty bị chia); hoặc tổ chức hình thành sau khi sáp nhập (công ty nhận sáp nhập), tách (công ty bị tách) nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BTC.

Thành viên giao dịch
Sở Giao dịch Chứng khoán Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Sở giao dịch chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Sở Giao dịch chứng khoán có phải là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh?
Pháp luật
Phí giám sát hoạt động chứng khoán đối với sở giao dịch chứng khoán là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán có được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết không?
Pháp luật
Thành viên giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán phải đáp ứng yêu cầu về hạ tầng công nghệ thông tin thế nào?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán giám sát giao dịch chứng khoán nhiều ngày dựa trên những nguồn nào? Nội dung giám sát?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có quyền đình chỉ giao dịch chứng khoán trong trường hợp nào?
Pháp luật
Thành viên giao dịch thông thường trong thị trường giao dịch công cụ nợ tại Sở Giao dịch Chứng khoán là gì?
Pháp luật
Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động môi giới chứng khoán phái sinh thì có bị đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh không?
Pháp luật
Giao dịch nghi vấn là gì? Khi phát hiện các giao dịch nghi vấn, Sở giao dịch chứng khoán có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Công ty con của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được phép tổ chức và vận hành thị trường giao dịch chứng khoán hay không?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán phải công bố thông tin về giám sát thị trường chứng khoán, thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành viên giao dịch
666 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành viên giao dịch Sở Giao dịch Chứng khoán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành viên giao dịch Xem toàn bộ văn bản về Sở Giao dịch Chứng khoán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào