Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh chỉ là ngân hàng thương mại đúng không?
- Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh chỉ là ngân hàng thương mại đúng không?
- Điều kiện đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
- Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh có những quyền và nghĩa vụ nào?
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh chỉ là ngân hàng thương mại đúng không?
Quy định về thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh (sau đây gọi tắt là thành viên giao dịch đặc biệt) là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt để giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
Theo quy định trên, ngoài ngân hàng thương mại thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn có thể được Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận trở thành thành viên giao dịch đặc biệt để giao dịch chứng khoán phái sinh trên trái phiếu Chính phủ.
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh
(Hình từ Internet)
Điều kiện đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, để đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh thì ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đáp ứng những điều kiện sau:
(1) Là thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường trái phiểu Chính phủ của Sở giao dịch chứng khoán.
(2) Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản cho phép đầu tư chứng khoán phái sinh.
(3) Có hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
(4) Đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ cho giao dịch chứng khoán phái sinh.
(5) Không đang trong quá trình hợp nhất, sáp nhập, giải thể; không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Và theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 158/2020/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký làm thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh gồm những tài liệu sau:
- Giấy đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh.
-Văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép thực hiện đầu tư chứng khoán phái sinh;
- Bản thuyết minh về hạ tầng công nghệ thông tin và quy trình nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở giao dịch chứng khoán;
- Hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung trong trường hợp đăng ký làm thành viên không bù trừ.
Lưu ý: Hồ sơ đăng ký thành viên giao dịch đặc biệt được lập thành 01 bộ gốc. Trường hợp tài liệu trong hồ sơ là bản sao thì phải là bản sao từ sổ gốc hoặc được chứng thực.
Thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh có những quyền và nghĩa vụ nào?
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh được quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 158/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt, thành viên tạo lập thị trường
...
2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên giao dịch đặc biệt:
a) Được đầu tư chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ cho chính thành viên đó;
b) Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 47 Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn.
...
Như vậy, thành viên giao dịch đặc biệt trên thị trường chứng khoán phái sinh có những quyền và nghĩa vụ sau:
- Được đầu tư chứng khoán phái sinh dựa trên tài sản cơ sở là trái phiếu Chính phủ cho chính thành viên đó.
- Sử dụng hệ thống giao dịch chứng khoán và các dịch vụ do Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con cung cấp.
- Nhận các thông tin về thị trường giao dịch chứng khoán từ Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.
- Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam làm trung gian hòa giải khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của thành viên giao dịch.
- Đề xuất và kiến nghị các vấn đề liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con.
- Quyền khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Chịu sự giám sát của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con đối với hoạt động giao dịch chứng khoán và hoạt động công bố thông tin theo quy định tại quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Công bố thông tin theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
- Hỗ trợ các thành viên giao dịch khác theo yêu cầu của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con trong trường hợp cần thiết.
- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?