Thành viên giao dịch có thể lập báo cáo giám sát giao dịch theo hình thức nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
- Thành viên giao dịch phải lập báo cáo giám sát giao dịch theo mẫu nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
- Thành viên giao dịch có thể lập báo cáo giám sát giao dịch theo hình thức nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
- Số liệu của báo cáo giám sát giao dịch phải được chốt từ thời điểm nào?
Thành viên giao dịch phải lập báo cáo giám sát giao dịch theo mẫu nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Mẫu báo cáo giám sát giao dịch được quy định tại khoản 1 Điều 40 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Chế độ báo cáo đối với thành viên
1. Thành viên giao dịch phải gửi cho Sở GDCK Việt Nam các báo cáo định kỳ sau:
a) Báo cáo tháng
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục 11/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này;
- Báo cáo tình hình đóng, mở tài khoản và khách hàng ủy quyền theo mẫu quy định tại Phụ lục 12/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này;
- Báo cáo danh mục chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ tháng theo quy định tại quy chế hướng dẫn giao dịch ký quỹ do UBCKNN ban hành;
- Báo cáo giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Thông tư số 95/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn giám sát giao dịch chứng khoán trên thị trường chứng khoán theo mẫu quy định tại Phụ lục 13/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
b) Báo cáo quý
- Báo cáo tài chính quý;
- Báo cáo danh mục chứng khoán thực hiện giao dịch ký quỹ quý theo mẫu quy định tại Phụ lục 14/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này.
c) Báo cáo 06 tháng đầu năm
- Báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
- Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 30/6 đã được soát xét bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
d) Báo cáo năm
- Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm theo mẫu quy định tại Phụ lục 11/QCTV ban hành kèm theo Quy chế này;
- Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
- Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính tại ngày 31/12 đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
...
Theo đó, báo cáo giám sát giao dịch phải được lập theo Phụ lục 13/QCTV tại Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 TẢI VỀ.
Thành viên giao dịch có thể lập báo cáo giám sát giao dịch theo hình thức nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam? (Hình từ Internet)
Thành viên giao dịch có thể lập báo cáo giám sát giao dịch theo hình thức nào để gửi Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam?
Hình thức gửi báo cáo cho Sở giao dịch được quy định tại Điều 42 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Hình thức báo cáo, công bố thông tin
1. Thành viên gửi Sở GDCK Việt Nam báo cáo, tài liệu công bố thông tin dưới hình thức dữ liệu điện tử thông qua hệ thống công bố thông tin điện tử của Sở GDCK Việt Nam và theo quy định của Quy chế công bố thông tin tại Sở GDCK Việt Nam và công ty con.
2. Trường hợp không thể gửi báo cáo, thông tin công bố qua hệ thống công bố thông tin điện tử vì lý do bất khả kháng (hệ thống mạng, máy chủ gặp sự cố, không thể sử dụng chứng thư số...), thành viên gửi báo cáo, thông tin công bố dưới hình thức văn bản giấy tới Sở GDCK Việt Nam đồng thời gửi bản dữ liệu điện tử qua e-mail đúng thời hạn quy định tại Quy chế này. Thành viên thông báo ngay cho Sở GDCK Việt Nam biết lý do không thể thực hiện gửi báo cáo, thông tin công bố qua hệ thống công bố thông tin điện tử để Sở GDCK Việt Nam hướng dẫn, khắc phục sự cố.
3. Việc tạm hoãn báo cáo, công bố thông tin thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 96/2020/TT-BTC.
Như vậy, thành viên giao dịch phải lập báo cáo giám sát giao dịch cho Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam dưới hình thức điện tử thông qua hệ thống công bố thông tin điện tử của Sở.
Lưu ý:
Trường hợp không thể gửi báo cáo vì lý do bất khả kháng (hệ thống mạng, máy chủ gặp sự cố, không thể sử dụng chứng thư số...), thành viên giao dịch có thể gửi báo cáo hình thức văn bản giấy tới Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, thành viên giao dịch cũng phải đồng thời gửi bản dữ liệu điện tử qua e-mail cho Sở đúng thời hạn quy định.
Ngoài ra, thành viên phải thông báo ngay cho Sở giao dịch chứng khoánViệt Nam biết lý do không thể thực hiện gửi báo cáo để Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam hướng dẫn, khắc phục sự cố.
Số liệu của báo cáo giám sát giao dịch phải được chốt từ thời điểm nào?
Thời gian chốt số liệu báo cáo đối với báo cáo giám sát trong báo cáo tháng được quy định tại khoản 3 Điều 40 Quy chế thành viên của Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:
Chế độ báo cáo đối với thành viên
...
3. Thời gian chốt số liệu báo cáo
Ngoại trừ báo cáo tài chính và báo cáo tỉ lệ an toàn tài chính tại ngày 30/6, 31/12, thời gian chốt số liệu báo cáo như sau:
a) Báo cáo tháng: tính từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng thuộc kỳ báo cáo;
b) Báo cáo quý: tính từ ngày 01 của tháng đầu tiên thuộc kỳ báo cáo đến ngày cuối cùng của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
c) Báo cáo năm: tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 của năm báo cáo.
...
Như vậy, thành viên giao dịch phải chốt số liệu cho báo cáo giám sát giao dịch từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng thuộc kỳ báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?