Thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin bị xử lý như thế nào?

Cho tôi hỏi là thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia các buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin khi được yêu cầu thì bị xử lý như thế nào? Thành viên của sở giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xem xét lại văn bản xử lý vi phạm trong thời hạn bao lâu? Câu hỏi của chị K đến từ Đồng Nai.

Thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia các buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin khi được yêu cầu thì bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 29 Quy chế thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 về vi phạm về hoạt động của thành viên như sau:

Vi phạm về hoạt động của thành viên
1. Hình thức nhắc nhở đối với thành viên vi phạm một trong các hành vi sau:
...
e) Không tham gia tập huấn khi Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội nâng cấp, chỉnh sửa hệ thống giao dịch; không tham gia các buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin khi Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội yêu cầu;
2. Hình thức khiển trách đối với thành viên vi phạm một trong các hành vi sau:
...
c) Không trích dẫn nguồn khi sử dụng thông tin, dữ liệu giao dịch thuộc bản quyền của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội; trao đổi, cho, tặng hoặc thương mại các thông tin, dữ liệu giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội cho bên thứ ba mà không được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội;
d) Khi thành viên bị xử lý vi phạm với hình thức nhắc nhở nhưng không khắc phục được tình trạng vi phạm theo thời hạn Sở GDCK Việt Nam yêu cầu hoặc tiếp tục vi phạm.

Như vậy, khi thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không tham gia các buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin khi Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội yêu cầu sẽ bị xử lý vi phạm bằng hình thức nhắc nhở.

Khi thành viên bị xử lý vi phạm với hình thức nhắc nhở nhưng không khắc phục được tình trạng vi phạm theo thời hạn Sở Giao dịch chứng khoáng Việt Nam yêu cầu hoặc tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm theo hình thức khiển trách.

Thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin bị xử lý như thế nào?

Thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Thành viên của sở giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xem xét lại văn bản xử lý vi phạm trong thời hạn bao lâu?

Thủ tục xử lý vi phạm được quy định tại Điều 28 Quy chế thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 như sau:

Thủ tục xử lý vi phạm
Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm như sau:
1. Khi phát hiện vi phạm, Sở GDCK Việt Nam và công ty con lập biên bản (nếu cần), thu thập bằng chứng; trường hợp cần thiết, Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội tạm ngừng kết nối giao dịch trực tuyến, tạm ngừng kết nối giao dịch từ xa để bảo đảm an toàn, an ninh cho hệ thống giao dịch của Sở GDCK TPHCM, Sở GDCK Hà Nội và báo cáo Sở GDCK Việt Nam để xử lý vi phạm theo quy định.
2. Sở GDCK Việt Nam yêu cầu thành viên giải trình về lỗi vi phạm trước khi quyết định hình thức xử lý vi phạm (nếu cần).
3. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, Sở GDCK Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm phù hợp và thực hiện công bố thông tin theo quy định.
4. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực, thành viên có quyền yêu cầu Sở GDCK Việt Nam xem xét lại văn bản xử lý vi phạm. Thành viên có nghĩa vụ thực hiện theo văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực của Sở GDCK Việt Nam cho đến khi có quyết định khác. Trường hợp giữ nguyên quyết định xử lý vi phạm, Sở GDCK Việt Nam có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

Như vậy, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực, thành viên của sở giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam xem xét lại văn bản xử lý vi phạm.

Lưu ý, trong thời gian xem xét lại văn bản xử lý vi phạm thì thành viên có nghĩa vụ thực hiện theo văn bản xử lý vi phạm có hiệu lực của Sở GDCK Việt Nam cho đến khi có quyết định khác.

Trường hợp Sở GDCK Việt Nam giữ nguyên quyết định xử lý vi phạm thì sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thẩm quyền xử lý đối với các vi phạm của thành viên của sở giao dịch chứng khoán?

Thẩm quyền xử lý vi phạm đối với các vi phạm của thành viên của sở giao dịch chứng khoán được quy định tại Điều 27 Quy chế thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-SGDVN năm 2022 cụ thể như sau

Thẩm quyền xử lý vi phạm
1. Tổng Giám đốc Sở GDCK Việt Nam quyết định hình thức xử lý vi phạm đối với thành viên trên cơ sở đề xuất của Ban Quản lý thành viên.
4. Trường hợp thành viên vi phạm các quy định pháp luật, Sở GDCK Việt Nam báo cáo UBCKNN để xử lý theo quy định pháp luật.

Như vậy, Tổng Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam là người ra quyết định các hình thức xử lý đối với thành viên vi phạm.

Tuy nhiên, trường hợp thành viên Sở giao dịch chứng khoán vi phạm pháp luật sẽ do Ủy ban chứng khoán nhà nước xử lý theo quy định pháp luật.

Thành viên của sở giao dịch chứng khoán
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam gồm những ai?
Pháp luật
Thành viên của sở giao dịch chứng khoán không tham gia buổi diễn tập xử lý các tình huống trong hoạt động công nghệ thông tin bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam có được quyền làm trung gian hòa giải khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán giữa các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán không?
Pháp luật
Khi thành viên của Sở giao dịch chứng khoán bị hủy bỏ tư cách thành viên thì có cần thanh toán tiền sử dụng dịch vụ trong lĩnh vực chứng khoán không?
Pháp luật
Công ty chứng khoán đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt thì có thể trở thành thành viên của Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam không?
Pháp luật
Thành viên giao dịch bị đình chỉ hoạt động giao dịch trong trường hợp nào? Khi nào thì bị hủy bỏ tư cách thành viên giao dịch?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thành viên của sở giao dịch chứng khoán
276 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thành viên của sở giao dịch chứng khoán

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thành viên của sở giao dịch chứng khoán

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào