Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch làm việc theo chế độ nào? Thành viên Ban này báo cáo định kỳ khi nào?
Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch làm việc theo chế độ nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định như sau:
Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo và các thành viên Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Như vậy, theo quy định trên thì các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, tuân thủ sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch (Hình từ Internet)
Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ tại Điều 9 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về nhiệm vụ của các ủy viên Ban Chỉ đạo như sau:
Nhiệm vụ của các ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Tham gia đầy đủ các cuộc họp và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Ban Chỉ đạo phân công.
2. Tham mưu giúp Trưởng ban đôn đốc, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng ban liên quan đến phát triển du lịch trong phạm vi lĩnh vực do mình phụ trách.
3. Xây dựng và chỉ đạo tổ chức các chương trình phối hợp, kế hoạch phối hợp liên ngành tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Như vậy, theo quy định trên thì Ủy viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có những nhiệm vụ sau:
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp và chương trình công tác của Ban Chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ được Trưởng Ban Ban Chỉ đạo phân công.
- Tham mưu giúp Trưởng ban đôn đốc, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo, ý kiến chỉ đạo, kết luận của Trưởng ban liên quan đến phát triển du lịch trong phạm vi lĩnh vực do mình phụ trách.
- Xây dựng và chỉ đạo tổ chức các chương trình phối hợp, kế hoạch phối hợp liên ngành tạo điều kiện cho du lịch phát triển.
Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch báo cáo định kỳ khi nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về báo cáo định kỳ như sau:
Báo cáo định kỳ
1. Thành viên Ban Chỉ đạo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6) và một năm (trước ngày 15 tháng 11) báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong phạm vi, lĩnh vực thuộc Bộ, ngành quản lý (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo).
2. Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các tỉnh, thành phố định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6) và một năm (trước ngày 15 tháng 11) báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình triển khai các hoạt động du lịch tại địa phương (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo).
3. Văn phòng Ban Chỉ đạo tổng hợp báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Chỉ đạo phát triển du lịch các địa phương, soạn thảo báo cáo định kỳ về tình hình triển khai các chương trình, kế hoạch quốc gia về phát triển du lịch trình Trưởng Ban Chỉ đạo để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch báo cáo định kỳ 6 tháng (trước ngày 20 tháng 6) và một năm (trước ngày 15 tháng 11), báo cáo Ban Chỉ đạo về tiến độ, kết quả thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo trong phạm vi, lĩnh vực thuộc Bộ, ngành quản lý (qua Văn phòng Ban Chỉ đạo).
Thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có cần phải tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 15 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch ban hành kèm theo Quyết định 167/QĐ-BCĐNNDL năm 2013, có quy định về họp Ban Chỉ đạo như sau:
Họp Ban Chỉ đạo
1. Họp Ban Chỉ đạo định kỳ: 06 tháng một lần. Tài liệu phục vụ các phiên họp thường kỳ do Văn phòng Ban Chỉ đạo chuẩn bị và được gửi tới các thành viên của Ban Chỉ đạo bằng văn bản hoặc qua thư điện tử trước khi tổ chức họp tối thiểu 07 ngày làm việc. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm góp ý bằng văn bản gửi theo đường công văn hoặc thư điện tử về Văn phòng Ban Chỉ đạo để hoàn thiện báo cáo trước khi tổ chức họp tối thiểu 03 ngày làm việc.
2. Những vấn đề không yêu cầu phải bàn tại phiên họp toàn thể của Ban Chỉ đạo sẽ được giải quyết thông qua các cuộc hội ý giữa Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, Ủy viên thường trực và một số thành viên liên quan trực tiếp.
3. Trường hợp cần thiết Trưởng Ban Chỉ đạo có thể triệu tập họp bất thường hoặc phiên họp mở rộng của Ban Chỉ đạo. Thành phần các phiên họp mở rộng do Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định. Tài liệu phục vụ các phiên họp bất thường được gửi tới các thành viên của Ban Chỉ đạo trước khi họp bằng thư điện tử hoặc tại phiên họp.
4. Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công. Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác. Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo không thể tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phải báo cáo Trưởng Ban và ủy quyền cho người nắm được vấn đề cuộc họp dự kiến thảo luận tham dự.
5. Thông báo Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo tại các phiên họp do ủy viên là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ ký, được gửi đến các thành viên Ban Chỉ đạo, Bộ, ngành và địa phương liên quan chậm nhất là sau 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.
Như vậy, theo quy định trên thì thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch có trách nhiệm tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về những vấn đề được phân công.
Ý kiến tham gia của các thành viên là ý kiến chính thức của cơ quan, tổ chức nơi công tác.
Trường hợp thành viên Ban Chỉ đạo không thể tham dự các cuộc họp của Ban Chỉ đạo phải báo cáo Trưởng Ban và ủy quyền cho người nắm được vấn đề cuộc họp dự kiến thảo luận tham dự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đầu tiên tháng 12 là ngày lễ gì? Ngày 1 tháng 12 có phải ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS?
- http matsanghochay moet gov vn vào thi cuộc thi chăm sóc mắt và phòng chống suy giảm thị lực ở học sinh 2024 thế nào?
- Bản nhận xét Đảng viên dự bị là công chức viên chức mới nhất? Đảng viên dự bị là công chức viên chức có các nhiệm vụ gì?
- 20 Phụ lục kèm theo Thông tư 06 và Thông tư 07 hướng dẫn hoạt động đấu thầu mới nhất? Tải về trọn bộ phụ lục ở đâu?
- Mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở mới nhất là mẫu nào? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện đòi lại nhà ở?