Thanh tra viên ngành Giao thông vận tải có những tiêu chuẩn nào? Thanh tra viên chính ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Thanh tra viên ngành Giao thông vận tải có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT, có quy định về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên các cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên các cấp
1. Tiêu chuẩn chung các ngạch thanh tra viên
Thanh tra viên các cấp phải bảo đảm tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ quy định về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra (sau đây gọi là Nghị định số 97/2011/NĐ-CP).
2. Tiêu chuẩn chuyên môn thanh tra viên ngành Giao thông vận tải
Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, thanh tra viên chuyên ngành Giao thông vận tải phải có thêm những tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên (hoặc tương đương đại học đối với sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân chuyển ngành) thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
b) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra ngành Giao thông vận tải;
c) Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C và tương đương trở lên (đối với Thanh tra viên của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam).
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra viên ngành Giao thông vận tải có tiêu chuẩn như sau:
- Thanh tra viên phải đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch thanh tra viên các cấp tại Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP
- Có trình độ đại học trở lên hoặc hoặc tương đương đại học đối với sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân chuyển ngành thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra ngành Giao thông vận tải;
- Chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh trình độ C và tương đương trở lên (đối với Thanh tra viên của Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam, Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam).
Thanh tra viên ngành Giao thông vận tải có những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chính ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chuẩn như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT, có quy định về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên các cấp như sau:
Tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên các cấp
…
3. Tiêu chuẩn chuyên môn thanh tra viên chính ngành Giao thông vận tải
Ngoài những tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều này, thanh tra viên chính chuyên ngành Giao thông vận tải phải có thêm những tiêu chuẩn sau đây:
a) Có trình độ đại học trở lên (hoặc tương đương đại học đối với sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân chuyển ngành) thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
b) Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra ngành Giao thông vận tải.
4. Thanh tra viên cao cấp ngành Giao thông vận tải thực hiện theo quy định chung của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra viên chính ngành Giao thông vận tải phải đáp ứng tiêu chuẩn sau:
- Thanh tra viên chính phải đáp ứng tiêu chuẩn của ngạch thanh tra viên các cấp tại Điều 32 Luật Thanh tra, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Nghị định 97/2011/NĐ-CP
- Có trình độ đại học trở lên hoặc tương đương đại học đối với sỹ quan trong lực lượng vũ trang nhân dân chuyển ngành thuộc một trong các chuyên ngành: giao thông vận tải, xây dựng, kiến trúc, cơ khí, công nghệ thông tin, viễn thông, luật, kinh tế, tài chính;
- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra ngành Giao thông vận tải.
Thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT, có quy định về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp; thủ tục đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ thanh tra như sau:
Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp; thủ tục đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ thanh tra
1. Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm; thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên, thanh tra viên chính và thanh tra viên cao cấp; cấp mới, cấp đổi, cấp lại Thẻ Thanh tra viên được thực hiện theo quy định chung của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền bổ nhiệm thanh tra viên được được thực hiện theo quy định chung của Chính phủ và hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ.
Người nào có thẩm quyền đề nghị cấp thẻ thanh tra cho Thanh tra Bộ Giao thông vận tải?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 68/2013/TT-BGTVT, có quy định về thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp; thủ tục đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ thanh tra như sau:
Thẩm quyền, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm thanh tra viên các cấp; thủ tục đề nghị cấp mới, đổi, cấp lại thẻ thanh tra
…
2. Chánh Thanh tra Bộ xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới, đổi và cấp lại thẻ thanh tra cho Thanh tra Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Thanh tra Bộ), Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam và Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam
Như vậy, theo quy định trên thì Chánh Thanh tra Bộ xem xét, tổng hợp danh sách và có văn bản đề nghị Tổng Thanh tra Chính phủ cấp mới, đổi và cấp lại thẻ thanh tra cho Thanh tra Bộ Giao thông vận tải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?