Thanh tra viên Công an nhân dân bị miễn nhiệm trong trường hợp nào cần trả lại đồng phục thanh tra?
Thanh tra viên Công an nhân dân bị miễn nhiệm trong trường hợp nào cần trả lại đồng phục thanh tra?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định đương nhiên bị miễn nhiệm Thanh tra viên Công an nhân dân trong các trường hợp sau:
- Nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển vị trí việc làm hoặc công tác khác;
- Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Và, căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 73/2015/TTLT-BTC-TTCP quy định như sau:
Nguyên tắc cấp phát và sử dụng trang phục
...
3. Đối với các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn sử dụng thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn sử dụng mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát tiếp.
4. Đối với các trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ có lý do khác ngoài các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này thì phải thu hồi cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm, phù hiệu, biển hiệu đã được cấp trước khi nghỉ việc.
5. Căn cứ vào điều kiện Cụ thể, Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước hoặc cơ quan chủ quản của cơ quan thanh tra nhà nước có thể xem xét quyết định may sắm trang phục cho thanh tra viên, cán bộ, công chức, viên chức hoặc cấp tiền cho từng cá nhân tự may sắm theo đúng quy định về tiêu chuẩn, hình thức, mầu sắc, kiểu dáng trang phục.
Như vậy, Thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác mà trang phục được cấp chưa hết niên hạn sử dụng thì không phải thu hồi; nếu đã hết niên hạn sử dụng mà chưa được cấp phát thì không được cấp phát tiếp.
Bên cạnh đó, Thanh tra viên Công an nhân dân trong trường hợp bị buộc thôi việc và nghỉ có lý do khác ngoài các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức, chuyển công tác khác thì phải trả lại đồng phục thanh tra: thu hồi cấp hiệu, cầu vai, cấp hàm, phù hiệu, biển hiệu đã được cấp trước khi nghỉ việc.
Thanh tra viên Công an nhân dân bị miễn nhiệm trong trường hợp nào cần trả lại đồng phục thanh tra? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định muốn được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên cần những tiêu chuẩn sau:
Tiêu chuẩn chung
- Đáp ứng các tiêu chuẩn quy định tại Điều 39 Luật Thanh tra 2022, cụ thể như sau:
+ Được xếp loại cán bộ ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liên kề trước năm bổ nhiệm; không trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc xem xét xử lý kỷ luật;
+ Am hiểu pháp luật và công tác nghiệp vụ của ngành Công an; có kiến thức quản lý nhà nước; biết sử dụng tin học, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu công tác hoặc biết tiếng dân tộc thiểu số đối với các vùng có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống;
+ Có bằng tốt nghiệp đại học Công an trở lên hoặc đại học ngành khác trở lên đã được bồi dưỡng nghiệp vụ Công an.
Tiêu chuẩn cụ thể
- Có bằng tốt nghiệp sơ cấp lý luận chính trị, chính trị - hành chính trở lên hoặc có giấy xác nhận trình độ sơ cấp lý luận chính trị trở lên của cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra viên.
Thẩm quyền, nội dung quản lý nhà nước về công tác thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 41 Nghị định 164/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác thanh tra:
- Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân; Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương chịu trách nhiệm quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của mình.
- Thanh tra Bộ có trách nhiệm giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra trong Công an nhân dân.
- Thanh tra Công an các đơn vị, địa phương và cán bộ thanh tra chuyên trách hoặc kiêm nhiệm ở nơi không có tổ chức thanh tra có trách nhiệm giúp Thủ trưởng Công an cùng cấp quản lý về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao.
Nội dung quản lý nhà nước gồm:
- Đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra;
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục việc thực hiện các quy định pháp luật về thanh tra;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng Công an các cấp trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
- Kiện toàn tổ chức, thực hiện chế độ chính sách, bảo đảm các điều kiện cần thiết cho hoạt động thanh tra;
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho Thủ trưởng và cán bộ làm công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực liên quan đến hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật;
- Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác thanh tra của lực lượng Công an nhân dân;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo tình hình về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý được giao;
- Hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực công tác thanh tra Công an nhân dân.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia sư dạy kèm có phải đăng ký kinh doanh không? Những nguyên tắc cần lưu ý khi làm gia sư dạy kèm?
- Học viện Chiến lược Khoa học và Công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đúng không?
- Câu hỏi trắc nghiệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân có đáp án? Câu hỏi Ngày truyền thống Công an nhân dân 19 8?
- Địa điểm bắn pháo hoa Giỗ tổ Hùng Vương 2025? Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương 2025 chính thức thế nào?
- Ngày 12 4 là ngày gì? Ngày 12 4 thứ mấy, ngày mấy âm? Ngày 12 tháng 4 cung gì? Trường hợp nào được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày 12 4?