Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những cơ quan nào?
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những cơ quan nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2006/NĐ-CP về Thanh tra Ủy ban ở Trung ương như sau:
Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
1. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương là tổ chức thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em quản lý nhà nước về công tác Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực dân số, gia đình và trẻ em thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Thanh tra Ủy ban ở Trung ương chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
...
Theo quy định trên, Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 36/2006/NĐ-CP quy định về Thanh tra Ủy ban ở Trung ương như sau:
Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
...
2. Thanh tra Ủy ban ở Trung ương có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra.
Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên Ủy ban ở Trung ương do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
...
Theo đó, Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương có cơ cấu tổ chức gồm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên.
Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Theo Điều 6 Nghị định 36/2006/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương
1. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật Thanh tra.
2. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
3. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động của Thanh tra dân số, gia đình và trẻ em trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành theo thẩm quyền hoặc để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em giao.
4. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
5. Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia các Đoàn thanh tra; trưng tập Thanh tra viên của Thanh tra Ủy ban cấp tỉnh tham gia Đoàn thanh tra khi cần thiết.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành hoặc huỷ bỏ các quy định trái với văn bản pháp luật của Nhà nước hoặc trái với các văn bản pháp luật chuyên ngành về dân số, gia đình và trẻ em.
Như vậy, Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em ở Trung ương có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 6 nêu trên.
Trong đó có nhiệm vụ tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, cộng tác viên Thanh tra Dân số, Gia đình và Trẻ em.
Đồng thời theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về công tác thanh tra, các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Ủy ban ở Trung ương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?