Thanh tra chuyên ngành là gì? Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không?
- Thanh tra chuyên ngành là gì?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không?
- Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
- Thanh tra viên được quy định như thế nào? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên gồm những gì?
Thanh tra chuyên ngành là gì?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Luật Thanh tra 2022 quy định thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành là người được phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra chuyên ngành là gì? Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không? (Hình từ Internet)
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành có bắt buộc phải là công chức không?
Căn cứ tại Điều 38 Luật Thanh tra 2022 quy định về thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành như sau:
Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
2. Ngạch thanh tra viên bao gồm thanh tra viên, thanh tra viên chính, thanh tra viên cao cấp.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với chuyên ngành, am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ thanh tra và có ít nhất 01 năm làm công tác chuyên môn trong lĩnh vực được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, không kể thời gian tập sự.
4. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải là công chức của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành, trừ trường hợp là viên chức ở cơ quan thuộc Chính phủ theo quy định của Chính phủ.
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 50 Luật Thanh tra 2022 quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành như sau:
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành
1. Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
a) Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
b) Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
c) Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.
2. Trường hợp luật khác có quy định về trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của luật đó.
3. Trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác với quy định tại khoản 1 Điều này nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra.
Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành được quy định như sau:
- Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật này.
Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật này;
- Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật này; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu; xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp;
- Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật này; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra.
Thanh tra viên được quy định như thế nào? Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về thanh tra viên như sau:
Thanh tra viên là người được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra viên để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật. Mã số ngạch công chức thanh tra bao gồm: Thanh tra viên cao cấp (mã số: 04.023), Thanh tra viên chính (mã số: 04.024), Thanh tra viên (mã số: 04.025).
Vị trí việc làm đối với Thanh tra viên do Tổng Thanh tra Chính phủ hướng dẫn cho các cơ quan thanh tra theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 9 Luật Thanh tra.
Ngoài ra, căn cứ tại khoản 4, khoản 5 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định:
(1) Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, ngạch Thanh tra viên chính gồm:
- Hồ sơ cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP;
- Biên bản họp Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Văn bản của Hội đồng xét chuyển ngạch đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên, ngạch Thanh tra viên chính theo thẩm quyền.
(2) Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp gồm:
- Hồ sơ cá nhân theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 43/2023/NĐ-CP;
- Biên bản họp Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm vào ngạch Thanh tra viên cao cấp của Hội đồng xét chuyển ngạch;
- Văn bản thống nhất của Bộ Nội vụ về việc bổ nhiệm Thanh tra viên cao cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cờ thi đua của Bộ Quốc phòng từ ngày 26/10/2024 theo Quyết định 5021/2024 như thế nào?
- Ngày 9 tháng 11 là ngày gì? Ngày 9 tháng 11 là thứ mấy 2024? Ngày 9 tháng 11 là ngày mấy âm lịch?
- Điều chỉnh lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM theo Công văn 8126 như thế nào? Lịch chi trả lương hưu tháng 12 tại TPHCM ra sao?
- Hồ sơ, thủ tục và thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động của Sàn giao dịch bất động sản từ ngày 4/10/2024 ở cấp tỉnh như thế nào?