Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì? Thanh tra chuyên ngành đất đai có phải thanh tra người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai?
Thanh tra chuyên ngành đất đai là gì?
Thanh tra chuyên ngành đất đai (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quản lý đất đai ngành đất đai như sau:
Thanh tra chuyên ngành đất đai
1. Thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đất đai, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, quản lý thuộc lĩnh vực đất đai.
Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai trong cả nước.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương.
Theo đó thanh tra chuyên ngành đất đai là hoạt động thanh tra của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc chấp hành đúng quy định về đất đai.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai như sau:
Thanh tra chuyên ngành đất đai
....
2. Nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai bao gồm:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
c) Thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.
Theo đó nội dung thanh tra chuyên ngành đất đai liên quan đến việc chấp hành pháp luật về đất đai của Ủy ban nhân dân các cấp, của người sử dụng đất và của tổ chức, cá nhân khác có liên quan và thanh tra việc chấp hành các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực đất đai.
Thanh tra chuyên ngành đất đai có phải thanh tra người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 201 Luật Đất đai 2013 quy định về thanh tra chuyên ngành đất đai như sau:
Thanh tra chuyên ngành đất đai
….
3. Thanh tra chuyên ngành đất đai có các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan nhà nước, người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai;
b) Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Theo đó nhiệm vụ của thanh tra chuyên ngành đất đai là thanh tra việc chấp hành pháp luật của người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai. Ngoài ra còn phải phát hiện ngăn chặn xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.
Thủ trưởng cơ quan có bị xử lý vi phạm về quản lý đất đai không?
Căn cứ theo Điều 96 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về đối tượng bị xử lý vi phạm như sau:
Đối tượng bị xử lý vi phạm
1. Người đứng đầu tổ chức, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
2. Cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý đất đai các cấp và cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có hành vi vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục hành chính trong quản lý đất đai.
3. Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của tổ chức được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Luật Đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai đối với đất được giao để quản lý.
Theo đó Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quyết định về quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ là đối tượng bị xử lý vi phạm.
Ngoài ra việc cán bộ công chức vi phạm về trình tự thủ tục và người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên được nhà nước giao để quản lý đất đai mà có hành vi vi phạm.
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành đất đai được quy định thế nào ?
Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành như sau:
- Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đất đai đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
- Chánh Thanh tra Sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành đất đai do Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
- Trưởng đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
- Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?