Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai? Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 2989/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về vị trí và chức năng như sau:
Vị trí và chức năng
1. Thanh tra Bộ là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của Bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
3. Thanh tra Bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (Hình từ Internet)
Khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể thanh tra đột xuất không?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 2 Quyết định 2989/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về công tác thanh tra, kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
2. Đề xuất Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời khắc phục các vướng mắc, bất cập được phát hiện qua thanh tra, kiểm tra; kiến nghị Bộ trưởng trình cấp có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ các văn bản trái với quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường.
3. Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuộc trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Bộ.
4. Thực hiện công tác tiếp công dân của Bộ; xử lý và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, công dân theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Bộ; hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc Bộ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật.
6. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
7. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ; thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
8. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ.
9. Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
10. Thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường hoặc được Bộ trưởng giao.
11. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ khi cần thiết.
12. Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
13. Kiến nghị cấp có thẩm quyền đình chỉ hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân; kiến nghị xử lý cán bộ, công chức có vi phạm trong thi hành công vụ đã bị phát hiện qua thanh tra, kiểm tra.
14. Yêu cầu Thủ trưởng đơn vị trực thuộc Bộ báo cáo về công tác thanh tra, kiểm tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra của Bộ.
15. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, chương trình, dự án hợp tác quốc tế thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo phân công.
17. Tổ chức thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
18. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên và công chức làm công tác thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường; hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra cho các tổ chức thanh tra nhân dân ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ theo phân công.
19. Quản lý công chức, người lao động, tài sản thuộc Thanh tra Bộ theo quy định.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng phân công.
Theo quy định trên thì khi phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường thì Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường được quyền thanh tra đột xuất.
Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quyết định 2989/QĐ-BTNMT năm 2022, có quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Văn phòng.
2. Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư.
3. Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra.
4. Phòng Thanh tra Hành chính và Phòng, Chống tham nhũng (Phòng I).
5. Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc, trụ sở tại thành phố Hà Nội (Phòng II).
6. Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung, trụ sở tại thành phố Đà Nẵng (Phòng III).
7. Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng IV).
Như vậy, Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có cơ cấu tổ chức như sau:
- Văn phòng.
- Phòng Tiếp dân và Xử lý đơn thư.
- Phòng Giám sát và Xử lý sau thanh tra.
- Phòng Thanh tra Hành chính và Phòng, Chống tham nhũng (Phòng I).
- Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Bắc, trụ sở tại thành phố Hà Nội (Phòng II).
- Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Trung, trụ sở tại thành phố Đà Nẵng (Phòng III).
- Phòng Thanh tra tài nguyên và môi trường miền Nam, trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (Phòng IV).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?