Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được áp dụng cho những đối tượng nào?
- Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được áp dụng cho những đối tượng nào?
- Chứng từ thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo những điều kiện gì?
- Những trường hợp nào không được thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng?
Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được áp dụng cho những đối tượng nào?
Theo Điều 8 Thông tư 259/2017/TT-BQP quy định về thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng như sau:
Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng
1. Đối với những người thường xuyên phải đi công tác trên 10 ngày/tháng (như: Quân bưu, tiếp phẩm, kế toán giao dịch và các đối tượng khác) trong phạm vi địa bàn hoặc khu vực nhất định được thanh toán tiền công tác phí khoán tháng nhưng tối đa không quá 500.000 đồng/người/tháng.
2. Các đối tượng được hưởng khoán tiền công tác phí theo tháng nếu được cấp có thẩm quyền cử đi thực hiện nhiệm vụ theo các đợt công tác cụ thể thì được thanh toán chế độ công tác phí theo quy định tại Thông tư này, đồng thời vẫn được hưởng khoản tiền công tác phí khoán theo tháng (nếu đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này).
Theo quy định trên, thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng được áp dụng cho những đối tượng thường xuyên phải đi công tác trên 10 ngày/tháng trong phạm vi địa bàn hoặc khu vực nhất định.
Đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Chứng từ thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo những điều kiện gì?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 259/2017/TT-BQP về chứng từ thanh toán công tác phí như sau:
Chứng từ thanh toán công tác phí
1. Giấy công tác có đóng dấu của cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan, đơn vị nơi cán bộ đến công tác.
2. Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Thủ trưởng cơ quan, đơn vị duyệt và cử đi công tác (nếu có); công văn; giấy mời; văn bản trưng tập tham gia đoàn công tác.
3. Vé tàu, xe; hóa đơn; chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật khi đi công tác bằng các phương tiện giao thông hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện. Riêng chứng từ thanh toán vé máy bay phải có thẻ lên máy bay và hóa đơn giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật. Trường hợp mất thẻ lên máy bay thì phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị cử đi công tác.
4. Bảng kê độ dài quãng đường đi công tác (áp dụng thanh toán khoán tiền khi tự túc phương tiện), thời gian làm việc tại nơi công tác (nếu người đi công tác đi, về trong ngày) trình Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phê duyệt thanh toán.
5. Trường hợp có lý do chính đáng, phải thuê phòng nghỉ trên đường đi công tác hoặc nơi đến công tác không thể bố trí được chỗ nghỉ, chứng từ thanh toán phòng nghỉ bao gồm: Giấy xác nhận của đơn vị nơi đến công tác; hóa đơn, chứng từ thuê phòng nghỉ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
6. Đối với thanh toán công tác phí cho công tác phối hợp liên ngành phải có văn bản trưng tập (giấy mời, công văn mời) các thành viên thuộc các cơ quan, đơn vị khác đi công tác trong đó ghi rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị thanh toán chế độ công tác phí.
Theo đó, chứng từ thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng phải đảm bảo những điều kiện được quy định tại Điều 10 nêu trên.
Những trường hợp nào không được thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng?
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 259/2017/TT-BQP về những trường hợp không được thanh toán công tác phí như sau:
Quy định chung về chế độ công tác phí
...
6. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:
a) Đơn vị hành quân dã ngoại, huấn luyện diễn tập, di chuyển địa điểm hoặc đi tập thể khác có tổ chức nuôi quân dọc đường;
b) Nghỉ an dưỡng, điều dưỡng;
c) Thời gian điều trị tại các bệnh viện, bệnh xá, đội điều trị;
d) Thời gian ở các trạm khách, nhà khách chờ phân công công tác hoặc giải quyết chính sách;
đ) Thời gian học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn;
e) Thời gian làm việc riêng trong quá trình đi công tác;
g) Thời gian được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại địa phương, đơn vị hoặc cơ quan khác.
...
Như vậy, những trường hợp nào không được thanh toán công tác phí đối với các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng là những trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 3 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?