Nội dung đánh giá riêng cho công chức lãnh đạo, quản lý là gì? Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý?
Cán bộ công chức có được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm và công tác phí không?
Theo Điều 12 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định thì cán bộ công chức có các quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc trong các ngành, nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cán bộ công chức được hưởng tiền làm thêm giờ, làm đêm và công tác phí.
Nội dung đánh giá riêng cho công chức lãnh đạo, quản lý là gì? Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý? (Hình từ Internet)
Nội dung đánh giá nào dành riêng cho công chức lãnh đạo, quản lý?
Theo Điều 56 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định như sau:
Nội dung đánh giá công chức
1. Công chức được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc;
c) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao; tiến độ và chất lượng thực hiện nhiệm vụ. Việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phải gắn với vị trí việc làm, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể;
đ) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
e) Thái độ phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.
2. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý còn được đánh giá theo các nội dung sau đây:
a) Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
b) Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
c) Năng lực lãnh đạo, quản lý;
d) Năng lực tập hợp, đoàn kết.
Theo đó, nội dung đánh giá nào dành riêng cho công chức lãnh đạo, quản lý bao gồm:
- Kế hoạch làm việc và kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; việc đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách. Mức xếp loại chất lượng của cá nhân không cao hơn mức xếp loại chất lượng của cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp phụ trách;
- Tiến độ, chất lượng các công việc được giao;
- Năng lực lãnh đạo, quản lý;
- Năng lực tập hợp, đoàn kết.
Căn cứ vào đâu để bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý?
Căn cứ tại Điều 51 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
1. Việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào:
a) Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
3. Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm.
Theo đó, việc bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phải căn cứ vào:
- Nhu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tiêu chuẩn, điều kiện của chức vụ lãnh đạo, quản lý.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Quyền cầm giữ hàng hải có bị thay đổi khi có sự thay đổi chủ tàu không? Giấy chứng nhận và tài liệu liên quan đến tàu biển?
- Nghị định 29: Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vấn đề gì? Bộ tài chính có nhiệm vụ gì trong việc quản lý đầu tư phát triển?
- Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng học sinh tiểu học lớp 2 có đáp án? Quyền của học sinh tiểu học được quy định ra sao?
- Thời hiệu quyền cầm giữ hàng hải trong trường hợp Tòa án không thể thực hiện việc bắt giữ tàu biển?
- Trường hợp nào không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 76? Định hướng về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính sau sắp xếp?