Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống nào? 07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử?
- Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống nào?
- Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông phải áp dụng bao nhiêu hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của chủ phương tiện?
- 07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống nào?
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 119/2024/NĐ-CP về cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông như sau:
Cấu thành hệ thống thanh toán điện tử giao thông
1. Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện tự động bởi Hệ thống thanh toán điện tử giao thông đường bộ (sau đây gọi tắt là hệ thống thanh toán điện tử giao thông).
...
Như vậy, căn cữ theo quy định trên thì thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
Lưu ý: Cũng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 119/2024/NĐ-CP thì Hệ thống thanh toán điện tử giao thông bao gồm các cấu thành sau:
- Thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện;
- Hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu thanh toán điện tử giao thông đường bộ;
- Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
- Hệ thống thiết bị lắp đặt tại các điểm thu;
- Hệ thống đường truyền dữ liệu;
- Các hệ thống, thiết bị, hạng mục khác bảo đảm hoạt động của Hệ thống thanh toán điện tử giao thông; bảo đảm kết nối liên thông giữa các cấu thành của hệ thống thanh toán điện tử giao thông với nhau.
Thanh toán điện tử giao thông đường bộ được thực hiện bởi Hệ thống nào? 07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử? (Hình từ Internet)
Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông phải áp dụng bao nhiêu hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của chủ phương tiện?
Căn cứ vào điểm a khoản 3 Điều 32 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông đối với chủ phương tiện
1. Hướng dẫn sử dụng, bảo hành thẻ đầu cuối gắn cho chủ phương tiện trong trường hợp Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán tiền sử dụng đường bộ.
2. Hướng dẫn chủ phương tiện cách thức sử dụng dịch vụ.
3. Tổ chức tiếp nhận, xử lý thông tin tra soát, khiếu nại của chủ phương tiện
a) Áp dụng tối thiểu hai hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại bao gồm qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần) và qua trụ sở/chi nhánh của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông; bảo đảm xác thực những thông tin cơ bản mà chủ phương tiện đã cung cấp cho Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông;
b) Thời hạn xử lý đề nghị tra soát, khiếu nại không quá 45 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đề nghị tra soát, khiếu nại lần đầu của chủ phương tiện.
4. Xử lý kết quả tra soát, khiếu nại
a) Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày thông báo kết quả tra soát, khiếu nại cho chủ phương tiện, Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông thực hiện bồi hoàn tổn thất cho khách hàng theo thỏa thuận và quy định của pháp luật hiện hành đối với những tổn thất phát sinh không do lỗi của chủ phương tiện và/hoặc không thuộc các trường hợp bất khả kháng theo thỏa thuận về điều khoản và điều kiện sử dụng dịch vụ.
...
Theo đó, nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông phải áp dụng ít nhất 02 hình thức tiếp nhận thông tin tra soát, khiếu nại của chủ phương tiện bao gồm:
- Qua tổng đài điện thoại (có ghi âm, hoạt động 24/24 giờ trong ngày và 7/7 ngày trong tuần);
- Qua trụ sở/chi nhánh của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông.
07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ?
07 hành vi không được thực hiện trong hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ được quy định tại Điều 5 Nghị định 119/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Phá hủy, làm giả, xoá dữ liệu hoặc can thiệp nội dung thẻ đầu cuối; chuyển thẻ đầu cuối từ phương tiện tham gia giao thông này sang phương tiện tham gia giao thông khác.
(2) Xâm nhập hoặc tìm cách xâm nhập, phá hoại, đánh cắp dữ liệu, làm thay đổi trái phép chương trình phần mềm, dữ liệu điện tử sử dụng trong thanh toán điện tử giao thông đường bộ; lợi dụng lỗi hệ thống mạng máy tính để trục lợi.
(3) Cung cấp thông tin không trung thực trong quá trình tham gia các hoạt động thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
(4) Tiết lộ, cung cấp thông tin có liên quan đến dữ liệu cá nhân không đúng theo quy định của pháp luật.
(5) Mở hoặc duy trì tài khoản giao thông nặc danh, mạo danh.
(6) Các hành vi cố tình trốn tránh, gian lận trong thanh toán điện tử giao thông đường bộ.
(7) Cạnh tranh không lành mạnh giữa các Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?
- Đảng viên phải tự kiểm điểm, đánh giá chất lượng đảng viên trước chi bộ vào cuối năm đúng không?
- Có trở thành công ty đại chúng khi chưa chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng? Phải đăng ký cổ phiếu tập trung tại đâu?