Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quân khu nào? Phòng thủ quân khu bao gồm các hoạt động nào theo quy định?
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quân khu nào? Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn là chức vụ gì?
Quân khu là một đơn vị quân sự quy mô lớn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, đứng trên cấp Quân đoàn, bao gồm các quân binh chủng hợp thành và các cơ quan chuyên ngành theo chức năng. Người đứng đầu mỗi quân khu là tư lệnh, mang quân hàm cao nhất là Trung tướng.
Hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 7 quân khu, cụ thể như sau:
Quân khu 1: Bao gồm các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh.
Quân khu 2: Bao gồm các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Quân khu 3: Bao gồm các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế.
Quân khu 4: Bao gồm các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận.
Quân khu 5: Bao gồm các tỉnh Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Quân khu 7: Bao gồm các tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Lâm Đồng, Bình Thuận.
Quân khu 9: Bao gồm các tỉnh, thành phố (riêng Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương) gồm Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ.
Như vậy, Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quân khu 7
Lưu ý: Theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định về chức vụ của sĩ quan như sau:
Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
...
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu là 2 chức vụ cơ bản của sĩ quan. Và theo điểm c khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 thì cấp bậc quân hàm cao nhất đối với Tư lệnh, Chính ủy Quân khu là Trung tướng.
Thành phố Hồ Chí Minh thuộc quân khu nào? Phòng thủ quân khu bao gồm các hoạt động nào theo quy định? (hình từ internet)
Phòng thủ quân khu bao gồm các hoạt động nào theo quy định?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Quốc phòng 2018 quy định về phòng thủ quân khu như sau:
Phòng thủ quân khu là bộ phận hợp thành phòng thủ đất nước, bao gồm các hoạt động xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng, thế trận quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng trên địa bàn quân khu.
Ngoài ra, nhiệm vụ phòng thủ quân khu bao gồm:
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức chuẩn bị và thực hiện phòng thủ quân khu;
- Xây dựng cơ quan, đơn vị của quân khu vững mạnh toàn diện, có sức chiến đấu cao, Dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu vững mạnh và rộng khắp;
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu; phối hợp các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thực hiện phòng thủ dân sự và các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp xây dựng khu vực phòng thủ thành thế liên hoàn, vững chắc toàn diện; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân trên địa bàn quân khu;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp địa phương kết hợp kinh tế - xã hội với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế - xã hội trong lập quy hoạch, kế hoạch, dự án và tham gia thẩm định theo thẩm quyền; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại; tham gia xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh; xây dựng, quản lý các khu kinh tế - quốc phòng được giao; giáo dục quốc phòng và an ninh; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quốc phòng; xây dựng và thực hiện kế hoạch động viên quốc phòng; chính sách hậu phương quân đội, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn quân khu;
- Phối hợp đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, địa phương và cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng biển và vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn quân khu; thực hiện đối ngoại quốc phòng;
- Phối hợp địa phương, cơ quan, tổ chức liên quan chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan, đơn vị của quân khu tham gia xây dựng hệ thống chính trị, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện;
- Phối hợp cơ quan, đơn vị Công an nhân dân và lực lượng khác trong bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.
Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định như sau:
Phân loại đơn vị hành chính
...
3. Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
a) Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
b) Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
c) Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
4. Căn cứ vào quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Như vậy, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 18 tháng 12 năm nay là ngày mấy âm lịch? Ngày 18 tháng 12 có phải là ngày lễ lớn hay không?
- Làn Sóng Xanh là gì? Các giải thưởng Làn sóng xanh lần thứ 27? Nghệ sĩ phải tuân theo những quy tắc ứng xử chung nào?
- Khủng bố mạng là việc sử dụng những gì để thực hiện hành vi khủng bố? Nguyên tắc xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng?
- Cá nhân không kiểm tra hệ thống phòng cháy và chữa cháy định kỳ sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
- Ban Tiếp công dân trung ương thuộc cơ quan nào? Ban Tiếp công dân trung ương làm việc theo chế độ gì?