Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội gồm những ai?
Biên bản công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội phải có chữ ký của những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 29 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Công bố quyết định thanh tra
1. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra, Trưởng đoàn có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản (Mẫu số 01/BB-TT). Biên bản phải có chữ ký của Trưởng đoàn và người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
...
Theo quy định trên, chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày ký quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, Trưởng đoàn có trách nhiệm công bố quyết định thanh tra với đối tượng thanh tra. Việc công bố quyết định thanh tra phải được lập thành biên bản theo Mẫu số 01/BB-TT.
Tải mẫu Biên bản công bố quyết định thanh tra chuyên ngành tại đây: Tải về
Biên bản công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội phải có chữ ký của Trưởng đoàn và người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra.
Công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội gồm những ai?
Theo khoản 2 Điều 29 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Công bố quyết định thanh tra
...
2. Thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra gồm:
a) Các thành viên Đoàn thanh tra; trong trường hợp xét thấy cần thiết, người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra cùng tham dự;
b) Thủ trưởng đơn vị, đại diện các bộ phận liên quan và cá nhân thuộc đối tượng thanh tra;
c) Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
...
Theo đó, thành phần tham dự buổi công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội gồm:
- Các thành viên Đoàn thanh tra. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, người ra quyết định thanh tra và Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc thanh tra cùng tham dự;
- Thủ trưởng đơn vị, đại diện các bộ phận liên quan và cá nhân thuộc đối tượng thanh tra;
- Đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan (nếu có).
Buổi công bố quyết định thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội tiến hành như thế nào?
Theo các khoản 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 29 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Công bố quyết định thanh tra
...
3. Trưởng đoàn chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
4. Đối tượng được thanh tra báo cáo bằng văn bản về những nội dung theo đề cương yêu cầu. Trường hợp báo cáo chưa đầy đủ, Trưởng đoàn có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo.
5. Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thảo luận chương trình làm việc để cùng phối hợp thực hiện.
6. Trường hợp đối tượng thanh tra không tiếp Đoàn thanh tra hoặc tiếp nhưng không có sự tham dự của người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của đối tượng thanh tra; Trưởng đoàn tiến hành lập biên bản tạm hoãn thanh tra và xác định lại ngày thanh tra để đối tượng thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật (Mẫu số 03/BB-TT).
Theo quy định trên, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành chủ trì buổi công bố quyết định thanh tra; nêu rõ nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn thanh tra, thời hạn thanh tra, quyền và trách nhiệm của đối tượng thanh tra, dự kiến kế hoạch làm việc của Đoàn thanh tra với đối tượng thanh tra và những nội dung khác liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra.
Tiếp đến, đối tượng được thanh tra báo cáo bằng văn bản về những nội dung theo đề cương yêu cầu. Trường hợp báo cáo chưa đầy đủ, Trưởng đoàn có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh báo cáo.
Cuối cùng, Đoàn thanh tra và đối tượng thanh tra thảo luận chương trình làm việc để cùng phối hợp thực hiện.
Trường hợp đối tượng thanh tra không tiếp Đoàn thanh tra hoặc tiếp nhưng không có sự tham dự của người đại diện theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp của đối tượng thanh tra thì Trưởng đoàn tiến hành lập biên bản tạm hoãn thanh tra và xác định lại ngày thanh tra để đối tượng thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật theo Mẫu số 03/BB-TT.
Tải mẫu Biên bản làm việc tại đây: Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?