Thành phần Hội đồng Trọng tài thương mại trái với quy định pháp luật thì phán quyết trọng tài có bị hủy hay không?
- Phán quyết trọng tài có bị hủy trong trường hợp thành phần Hội đồng Trọng tài trái với quy định pháp luật trọng tài thương mại không?
- Hội đồng trọng tài thương mại gồm bao nhiêu Trọng tài viên nếu các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên?
- Thời gian có quyền làm đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại là bao lâu?
Phán quyết trọng tài có bị hủy trong trường hợp thành phần Hội đồng Trọng tài trái với quy định pháp luật trọng tài thương mại không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định căn cứ huỷ phán quyết trọng tài cụ thể như sau:
Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.
Theo như quy định trên, phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài.
Trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Theo đó, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài có nghĩa vụ chứng minh thành phần Hội đồng trọng tài trái quy định.
Phán quyết trọng tài có bị hủy trong trường hợp thành phần Hội đồng Trọng tài trái với quy định pháp luật trọng tài thương mại không? (Hình từ Internet)
Hội đồng trọng tài thương mại gồm bao nhiêu Trọng tài viên nếu các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên?
Số lượng Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài thương mại khi các bên không thoả thuận về số lượng Trọng tài viên được quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Trọng tài thương mại 2010 cụ thể như sau:
Thành phần Hội đồng trọng tài
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài viên.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì trong trường hợp các bên trong tranh chấp thương mại không có thoả thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội đồng trọng tài thương mại bao gồm 03 Trọng tài viên.
Thời gian có quyền làm đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài thương mại là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài như sau:
Quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật này, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.
2. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
Như vậy, theo như quy định trên, có quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?