Thành phần của hội đồng trường và thủ tục thành lập hội đồng trường trung học phổ thông quy định như thế nào?
- Thành phần của hội đồng trường và thủ tục thành lập hội đồng trường trung học phổ thông quy định như thế nào? Có thể có tối đa bao nhiêu người?
- Hội đồng trường trường trung học phổ thông tư thục có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Hội đồng trường trung học phổ thông tư thục bao nhiêu lần trong một năm?
Thành phần của hội đồng trường và thủ tục thành lập hội đồng trường trung học phổ thông quy định như thế nào? Có thể có tối đa bao nhiêu người?
Hội đồng trường trung học phổ thông (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định về hội đồng trường cụ thể như sau:
"Điều 7. Hội đồng trường
....
2. Thành phần của hội đồng trường
a) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục gồm đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp.
b) Thành phần của hội đồng trường của trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận gồm đại diện nhà đầu tư do các nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp; thành viên trong và ngoài trường. Thành viên trong trường gồm các thành viên đương nhiên là bí thư cấp ủy, hiệu trưởng, chủ tịch Công đoàn, bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; thành viên bầu là đại diện giáo viên, nhân viên do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu. Thành viên ngoài trường là đại diện lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, doanh nhân, cựu học sinh do hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể của trường bầu.
c) Hội đồng trường có chủ tịch, thư kí và ủy viên. Nhiệm kỳ của hội đồng trường là 05 năm. Số lượng thành viên của hội đồng trường là số lẻ, ít nhất là 05 người, nhiều nhất là 15 người.
3. Thủ tục thành lập hội đồng trường
a) Căn cứ vào thành phần của hội đồng trường quy định tại khoản 2 Điều này, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu quyết định số lượng thành viên hội đồng trường; cử hoặc bầu đại diện nhà đầu tư, thành viên trong và ngoài trường; bầu chủ tịch hội đồng trường; làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản này ra quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định công nhận hội đồng trường và chủ tịch hội đồng trường đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông. Thư kí hội đồng trường do chủ tịch hội đồng trường chỉ định.
Hội đồng trường, chủ tịch hội đồng trường của trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư do cấp có thẩm quyền cho phép thành lập trường quyết định công nhận.
c) Hằng năm, nếu có sự thay đổi về nhân sự, hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu làm tờ trình đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định công nhận bổ sung, kiện toàn hội đồng trường.
d) Trường phổ thông tư thục đã có hội đồng quản trị có trách nhiệm thực hiện việc chuyển đổi hội đồng quản trị sang hội đồng trường theo quy định tại khoản này trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành."
Vậy theo thành phần hội đồng trường được được thành lập theo quy định trên. Theo quy định thì hội đồng trường có thể có tối đa là 15 và yêu cầu bắt buộc là phải là số lẻ.
Hội đồng trường trường trung học phổ thông tư thục có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo khoản 4 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học phổ thông tư thục bao gồm các nhiệm vụ chính như sau:
- Là cơ quan ban hành, xây dựng các quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch phát triển của nhà trường, sau đó trình cho hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua;
- Xây dựng các quyết nghị về quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện bổ nhiệm bãi nhiệm nhân sự:
+ Phê duyệt phương án tổ chức bộ máy và những vấn đề liên quan đến tổ chức, nhân sự của nhà trường trên cơ sở đề xuất của hiệu trưởng;
+ Kiến nghị việc bổ sung, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên của hội đồng trường;
+ Đề nghị công nhận, miễn nhiệm, bãi nhiệm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng nhà trường, trình hội nghị nhà đầu tư hoặc chủ sở hữu thông qua và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận;
- Trực tiếp phê duyệt các kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Trực tiếp giám sát hoạt động tuyển sinh và việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường;
- Trực tiếp thực hiện giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc quản lý tài chính, tài sản của nhà trường và việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
Hội đồng trường trung học phổ thông tư thục bao nhiêu lần trong một năm?
Theo khoản 5 Điều 7 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học loại hình tư thục ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BGDĐT quy định về hoạt động của hội đồng trường trung học phổ thông như sau:
"Điều 7. Hội đồng trường
...
5. Hoạt động của hội đồng trường
a) Hội đồng trường hợp thường kỳ ít nhất 03 lần trong một năm.
b) Phiên họp hội đồng trường được công nhận là hợp lệ khi có mặt từ 3/4 (ba phần tư) số thành viên của hội đồng trở lên trong đó có chủ tịch hội đồng trường.
c) Trong trường hợp cần thiết, khi hiệu trưởng hoặc trên 1/2 (một phần hai) số thành viên hội đồng trường đề nghị, chủ tịch hội đồng trường triệu tập phiên họp đột xuất để giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ và quyền của nhà trường. Hội đồng trường có thể họp bằng hình thức xin ý kiến bằng văn bản. Hội đồng trường được mời đại diện các thành phần khác tham dự cuộc họp của hội đồng trường khi cần thiết.
d) Nghị quyết của hội đồng trường được thông qua và có hiệu lực khi được ít nhất 2/3 (hai phần ba) số thành viên có mặt nhất trí. Các nghị quyết của hội đồng trường được công bố công khai trong toàn trường."
Như vậy, hội đồng trường trung hoc phổ thông sẽ họp thường kỳ ít nhất 3 lần trên 1 năm.
Trong các trường hợp đặc biệt sẽ có thể có các cuộc họp bất thường, tùy vào các trường hợp cụ thể.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?