Thanh niên xung phong tập trung hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có được hưởng chế độ ưu đãi hay không?

Ông tôi trước kia từng là thanh niên xung phong tập trung vào khoảng năm 1965 - 1970, hoạt động kháng chiến tại vùng Mỹ sử dụng chất độc hóa học, sau này bị nhiễm chất độc hóa học. Tôi muốn hỏi ông tôi có thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi không? Cần lập hồ sơ gồm những gì? Được hưởng những trợ cấp gì?

Thanh niên xung phong tập trung hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có được hưởng chế độ ưu đãi hay không?

Tại khoản 1 Điều 53 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định một số đối tượng có thể được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

"Điều 53. Điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác định như sau:
a) Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội.
b) Cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên thuộc công an.
c) Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
d) Thanh niên xung phong tập trung.
đ) Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường.
2. Địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy.
3. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại khoản 2 Điều 29 Pháp lệnh được quy định tại Phụ lục V Nghị định này và có phạm vi áp dụng như sau:
a) Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.
b) Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại khoản 16 Phụ lục V Nghị định này và tật gai sống chẻ đôi quy định tại khoản 17 Phụ lục V Nghị định này chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học."

Theo đó, trường hợp ông bạn đã từng là thanh niên xung phong tập trung và có tham gia công tác, chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học và đáp ứng các điều kiện còn tại tại khoản 2 và khoản 3 Điều này thì được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định của pháp luật.

Thanh niên xung phong tập trung hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có được hưởng chế độ ưu đãi hay không?

Thanh niên xung phong tập trung hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có được hưởng chế độ ưu đãi hay không?

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với thanh niên xung phong là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm những gì?

Tại khoản 1 Điều 56 Nghị định 131/2021/NĐ-CP có quy định như sau:

"Điều 56. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì hồ sơ, thủ tục như sau:
a) Cá nhân lập bản khai theo Mẫu số 09 Phụ lục I Nghị định này kèm các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định này gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.
[...]"

Theo đó, khi có đề nghị hưởng chế độ ưu đãi đối với thanh niên xung phong tập trung là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chât độc hóa học, cần lập hồ sơ như quy trên kèm những giấy tờ liên quan được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, cụ thể:

"Điều 54. Căn cứ lập hồ sơ
1. Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học sau:
a) Giấy X Y Z.
b) Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
b) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Trường hợp danh sách, sổ quản lý quân nhân, sổ chi trả trợ cấp quân nhân đi B đang lưu tại cơ quan chức năng của địa phương mà chưa có xác nhận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tập hợp, chốt số lượng người và xác nhận danh sách, sổ quản lý đang do cơ quan, đơn vị quản lý, hoàn thành trước ngày 01 tháng 5 năm 2022 và gửi số liệu theo Mẫu số 101 Phụ lục I Nghị định này về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 01 tháng 6 năm 2022.
Trường hợp các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều này chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này.
2. Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau:
a) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế.
b) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo mẫu quy định của Bộ Y tế.
c) Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật theo Mẫu số 39 Phụ lục I Nghị định này.
d) Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này.
đ) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của lần điều trị cuối cùng ghi nhận quá trình điều trị về bệnh rối loạn tâm thần liên tiếp trong 03 năm trở lên của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) với các bệnh rối loạn tâm thần có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại khoản 15 Phụ lục V Nghị định này.
e) Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã."

Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm những loại trợ cấp nào?

Căn cứ Điều 59 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, thời điểm hưởng chế độ ưu đãi được quy định như sau:

"Điều 59. Thời điểm hưởng
1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành biên bản giám định y khoa.
2. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được công nhận theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 56 Nghị định này được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi."

Trường hợp này, ông bạn có thể xét để hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành biên bản giám định y khoa theo chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Tuy nhiên, vì thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, nên trên thực tế có thể cơ quan có thẩm quyền sẽ xét ông bạn thuộc diện được quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 56 Nghị định 131/2021/NĐ-CP. Lúc này các chế độ ưu đãi ông bạn được hưởng sẽ có sự thay đổi phù hợp với các quy định của pháp luật.


Thanh niên xung phong Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Thanh niên xung phong
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Thanh niên xung phong có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Pháp luật
Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
Pháp luật
Thanh niên xung phong sau khi hoàn thành nhiệm vụ có được ưu tiên thi công chức không? Thanh niên xung dự thi công chức được cộng bao nhiêu điểm?
Pháp luật
Ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong 15/7 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
Pháp luật
Nghị định 28/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc xét Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang như thế nào?
Pháp luật
Mẫu bản khai đề nghị tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” áp dụng từ ngày 20/04/2024? Tải mẫu bản khai tại đâu?
Pháp luật
Thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang theo Nghị định 28/2024/NĐ-CP gồm bao nhiêu bước?
Pháp luật
Đội viên Thanh niên xung phong trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có được miễn gọi nhập ngũ theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 hàng năm đúng không?
Pháp luật
Thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ sinh hoạt phí không?
Pháp luật
Đội viên thanh niên xung phong có hành động dũng cảm bị chết thì có được công nhận là liệt sĩ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh niên xung phong
929 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh niên xung phong

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thanh niên xung phong

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào