Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị thanh lý trong những trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thanh lý trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị thanh lý trong những trường hợp sau dây:
- Tài sản bị hư hỏng không thể sử dụng hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa cũ để đầu tư xây dựng tài sản mới theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa?
Theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
...
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thanh lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của mình.
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo trình tự, thủ tục nào?
Theo khoản 5 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP, việc thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
- Cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ đề nghị thanh lý quy định tại khoản 4 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP gửi cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định 45/2018/NĐ-CP nay xem xét, quyết định thanh lý tài sản hoặc có văn bản hồi đáp trong trường hợp đề nghị thanh lý tài sản chưa phù hợp.
Trường hợp vật liệu, vật tư thu hồi từ thanh lý tài sản được xử lý theo hình thức điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài Bộ Giao thông vận tải đối với tài sản thuộc trung ương quản lý, ngoài Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với tài sản thuộc địa phương quản lý, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị, gửi Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền;
- Quyết định thanh lý tài sản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên cơ quan được giao quản lý tài sản có tài sản thanh lý; danh mục tài sản thanh lý (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại, lý do thanh lý);
+ Hình thức thanh lý;
+ Hình thức xử lý vật liệu, vật tư thu hồi;
+ Quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý;
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện;
- Căn cứ Quyết định thanh lý tài sản của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan được giao quản lý tài sản tổ chức thực hiện việc phá dỡ, hủy bỏ tài sản và xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định.
Việc bán vật liệu, vật tư thu hồi được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP.
- Sau khi hoàn thành việc thanh lý tài sản, cơ quan được giao quản lý tài sản thực hiện kế toán giảm tài sản, báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định tại Điều 27 Nghị định 45/2018/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?