Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư tỉnh được quy định như thế nào?

Chào anh chị, tôi muốn hỏi hiện nay thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư tỉnh được quy định như thế nào? Tổ chức Kiểm ngư bao gồm những Kiểm ngư nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn.

Tổ chức Kiểm ngư được quy định thế nào?

Theo quy định tại Điều 62 Nghị định 26/2019/NĐ-CP tổ chức Kiểm ngư được tổ chức như sau: 

(1) Kiểm ngư trung ương được tổ chức như sau:

a) Cục Kiểm ngư là cơ quan thuộc Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Kiểm ngư có các phòng chuyên môn, các Chi cục Kiểm ngư Vùng và Trung tâm phục vụ hoạt động Kiểm ngư;

b) Chi cục Kiểm ngư Vùng có các phòng chuyên môn, đội tàu Kiểm ngư và Trạm Kiểm ngư;

c) Cục Kiểm ngư và các Chi cục Kiểm ngư Vùng có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước;

d) Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có con dấu riêng để giao dịch hành chính và thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền.

(2) Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.

Theo đó, cơ cấu tổ chức Kiểm ngư bao gồm Kiểm ngư trung ương và Kiểm ngư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển. Trong đó, Kiểm ngư tỉnh là tổ chức hành chính thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, không phải là Chi cục. 

Thẩm quyền xử phạt vi phạm của kiểm ngư tỉnh

Thẩm quyền của Thanh tra

Căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: "Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra Cục Hàng không Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục Hàng hải Việt Nam; Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân; Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Chánh Thanh tra quốc phòng quân khu; Chánh Thanh tra Cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ; Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế; Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực, Giám đốc Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh; các chức danh tương đương của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành được Chính phủ quy định thẩm quyền xử phạt có quyền". (được sửa đổi bởi điểm a khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020)

Theo đó, Chi cục trưởng Chi cục quản lý về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản, thủy lợi, đê điều, phòng, chống thiên tai, lâm nghiệp, phát triển nông thôn có thẩm quyền được xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực của mình. 

Thẩm quyền của Kiểm ngư

Cụ thể, đối với lĩnh vực thủy sản thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Nghị định 42/2019/NĐ-CP. Trong đó, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản của Kiểm ngư được ghi nhận tại Điều 53 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau: 

“Điều 53. Thẩm quyền của Kiểm ngư

1. Kiểm ngư viên đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt tiền đến 500.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

2. Trạm trưởng Trạm Kiểm ngư thuộc Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền: 

a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a,

b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

3. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư Vùng có quyền:

a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục Kiểm ngư có quyền:

a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;

b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm a khoản này;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, b và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và điểm a, b, d, k và l khoản 3 Điều 4 Nghị định này.”

Như vậy, trong lĩnh vực thủy sản, người đứng đầu tổ chức hành chính Kiểm ngư tỉnh không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. 

Quy định tại điểm a khoản 21 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 ghi nhận thẩm quyền xử phạt đối với Chi cục trưởng Chi cục các cơ quan quản lý theo quy định. Như trao đổi với Anh ở trên, theo cơ cấu tổ chức Kiểm ngư thì chỉ có tổ chức hành chính Kiểm ngư tỉnh thuộc cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh, do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, không phải là đơn vị Chi cục. 

Kiểm ngư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm ngư tỉnh được quy định như thế nào?
Pháp luật
Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 trực thuộc Cục Kiểm ngư có những chức năng gì theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Chi cục Kiểm ngư Vùng 1 trực thuộc Cục Kiểm ngư do đơn vị nào cấp theo quy định?
Pháp luật
Kinh phí hoạt động của Chi cục Kiểm ngư Vùng 5 trực thuộc Cục Kiểm ngư theo quy định do đơn vị nào cấp?
Pháp luật
Người được điều động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư bị chết trong quá trình trực tiếp thực hiện lệnh điều động thì được hỗ trợ những chi phí nào?
Pháp luật
Cá nhân khi nhận được lệnh điều động, huy động khẩn cấp trong hoạt động kiểm ngư thì phải có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Kế hoạch chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư được xây dựng như thế nào? Chuyến tuần tra trên biển của lực lượng Kiểm ngư phải được đảm bảo hiệu quả như thế nào?
Pháp luật
Đoàn tuần tra của lực lượng Kiểm ngư được cá nhân nào có thẩm quyền thành lập? Mẫu quyết định thành lập đoàn tuần tra mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thẻ kiểm ngư của công chức kiểm ngư gồm bao nhiêu mặt? Cơ quan nào có thẩm quyền ký và đóng dấu thẻ kiểm ngư của công chức kiểm ngư?
Pháp luật
Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư được trích từ nguồn ngân sách nào? Việc huy động lực lượng trong hoạt động kiểm ngư được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm ngư
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
2,393 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm ngư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào