Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội xác định như thế nào?
- Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội xác định như thế nào?
- Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?
- Xử lý đơn tố cáo tiếp hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?
Thẩm quyền giải quyết đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội xác định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xác định thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Nghị định số 119/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014.
2. Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội mà không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền giải quyết được xác định theo quy định tại Điều 31 Luật Tố cáo.
Theo đó, đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, thẩm quyền giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động.
Đối với đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực khác thuộc chức năng quản lý nhà nước của ngành Lao động Thương binh và Xã hội mà không thuộc quy định trên, thẩm quyền giải quyết được xác định theo quy định tại Điều 41 Luật Tố cáo 2018.
Tải về mẫu đơn tố cáo mới nhất 2023: Tại đây
Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội (hình từ Internet)
Xử lý đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 19 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xử lý đơn tố cáo
1. Đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý, người xử lý đơn lập phiếu đề xuất thụ lý trình lãnh đạo phụ trách giao đơn vị chức năng giải quyết. Đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo tham mưu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện đúng quy định tại Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
2. Đối với đơn thuộc thẩm quyền nhưng thuộc trường hợp không thụ lý theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Tố cáo, cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về việc không thụ lý giải quyết tố cáo theo Mẫu số 02-TC ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
3. Đối với đơn tố cáo không thuộc thẩm quyền, đơn vị tiếp nhận đơn làm phiếu chuyển đơn theo Mẫu số 05-XLĐ ban hành kèm theo Thông tư số 07/2014/TT-TTCP ngày 31 tháng 10 năm 2014 đến cơ quan có thẩm quyền để xem xét, xử lý theo quy định của Luật Tố cáo.
Theo đó, đối với đơn tố cáo thuộc thẩm quyền và không thuộc một trong các trường hợp không thụ lý, người xử lý đơn lập phiếu đề xuất thụ lý trình lãnh đạo phụ trách giao đơn vị chức năng giải quyết.
Đơn vị tiếp nhận đơn tố cáo tham mưu người có thẩm quyền giải quyết tố cáo thực hiện đúng quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
Xử lý đơn tố cáo tiếp hành vi vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ngành Lao động Thương binh và Xã hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 53/2015/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Xử lý đơn tố cáo tiếp
Giám đốc Sở giải quyết tố cáo đã được Chánh Thanh tra Sở, Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở giải quyết nhưng không đúng pháp luật hoặc yêu cầu Chánh Thanh tra Sở, Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở giải quyết đối với trường hợp quá thời hạn theo quy định mà không giải quyết.
Bộ trưởng giải quyết tố cáo đã được Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ giải quyết nhưng không đúng pháp luật hoặc yêu cầu Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ giải quyết đối với trường hợp quá thời hạn theo quy định mà không giải quyết.
Việc tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư 06/2013/TT-TTCP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết tố cáo.
Như vậy, việc tiếp nhận, xử lý tố cáo tiếp thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?