Thẩm phán Tòa án nhân dân có được tiếp bị cáo, đương sự trong vụ án mình giải quyết ngoài nơi làm việc không?
Thẩm phán Tòa án nhân dân có được tiếp bị cáo, đương sự trong vụ án mình giải quyết ngoài nơi làm việc không?
Căn cứ vào Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về những việc Thẩm phán không được làm như sau:
Những việc Thẩm phán không được làm
1. Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
4. Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
Như vậy, Thẩm phán không được tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định. Việc Thẩm phán tiếp bị cáo ngoài nơi làm việc cũng là không đúng nơi quy định.
Thẩm phán có được tiếp bị cáo, đương sự trong vụ án mình giải quyết ngoài nơi làm việc không? (Hình từ Internet)
Số lượng Thẩm phán, biên chế của các Tòa án nhân dân như thế nào?
Căn cứ vào Điều 95 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về số lượng Thẩm phán, biên chế của Tòa án nhân dân các cấp như sau:
- Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba (13) người và không quá mười bảy (17) người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
- Số lượng Thẩm phán Tòa án khác, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án và tổng biên chế của Tòa án nhân dân do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi có ý kiến của Chính phủ.
- Số lượng Thẩm phán, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán tại mỗi cấp Tòa án quân sự và tổng biên chế của Tòa án quân sự do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Căn cứ vào tổng biên chế, số lượng, cơ cấu tỷ lệ các ngạch Thẩm phán đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao:
+ Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán Tòa án khác; công chức khác, viên chức và người lao động của các đơn vị trực thuộc các Tòa án nhân dân;
+ Phân bổ biên chế, số lượng Thẩm phán của các Tòa án quân sự sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thẩm phán được hưởng các chế độ chính sách gì?
Căn cứ vào Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về chế độ chính sách đối với Thẩm phán như sau:
Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán
1. Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.
2. Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
3. Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.
4. Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.
5. Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.
6. Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
7. Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Như vậy, Thẩm phán được hưởng tất cả các chế độ, chính sách nêu trên.
Các chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
06 trách nhiệm của Thẩm phán là gì?
Căn cứ vào Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định về 06 trách nhiệm của Thẩm phán như sau:
(1) Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
(2) Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
(3) Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
(4) Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
(5) Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
(6) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Thẩm phán trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?