Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ? Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ?
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2010/NĐ-CP như sau:
Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân
1. Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao;
2. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
3. Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.
Theo quy định nêu trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là công chức.
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện do ai bổ nhiệm?
Thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
1. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
2. Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện là công chức hay cán bộ? Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
1. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
2. Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.
Như vậy, Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các luật có liên quan.
Theo Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
...
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?
- Thế nào là biện pháp chơi chữ? Nhận biết và phân tích được tác dụng của biện pháp chơi chữ là yêu cầu mà học sinh lớp 9 cần đạt?
- Giáo viên tại Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được tham gia vào các lớp đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ không?
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?