Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu là gì?
Theo Điều 2 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Danh hiệu “Thẩm phán”
Là danh hiệu vinh dự của Tòa án nhân dân, được tặng cho các Thẩm phán có những đóng góp đặc biệt xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Tòa án nhân dân:
1. Danh hiệu “Thẩm phán giỏi” được tặng cho các Thẩm phán có bản lĩnh chính trị vững vàng; phẩm chất đạo đức tốt; giỏi về nghiệp vụ; tiêu biểu trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ, được công nhận thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
2. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu “Thẩm phán giỏi” hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
...
Căn cứ trên quy định Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu được tặng cho các Thẩm phán xuất sắc trong số các Thẩm phán đạt danh hiệu Thẩm phán giỏi hoặc được đặc cách xét thông qua quy trình xét tặng theo quy định của Quy chế này.
Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu nếu đáp ứng được những tiêu chuẩn nào?
Xét tặng Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu (Hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 6 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Tiêu chuẩn danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”
1. Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp ngoài đạt tiêu chuẩn chung quy định tại Điều 4 của Quy chế này, còn phải đạt một trong các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
a) Có 2 lần được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.
b) Đã được tặng thưởng danh hiệu “Thẩm phán giỏi”; sau đó giải quyết, xét xử từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
...
3. Danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu” phải được ít nhất 70% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
Căn cứ quy định trên thì Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu nếu đáp ứng được các tiêu chuẩn sau đây:
(1) Tiêu chuẩn chung:
- Đã có ít nhất 01 nhiệm kỳ làm Thẩm phán;
- Có phẩm chất đạo đức tốt; chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nội quy, quy chế, kỷ luật của cơ quan, đơn vị;
- Tận tụy với nghề; ban hành bản án, quyết định đúng pháp luật; là tấm gương điển hình trong rèn luyện, thực hiện chức trách nhiệm vụ của Thẩm phán;
- Tích cực tham gia phong trào thi đua;
- Trong 03 năm công tác trước thời điểm xét tặng liên tục được xếp loại công chức “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”.
- Có số lượng, chất lượng vụ, việc đã trực tiếp (làm chủ tọa, tham gia) phiên tòa xét xử hoặc được phân công trực tiếp giải quyết (trong 65 tháng liên tục trước thời điểm xét tặng) bằng hoặc cao hơn các tiêu chuẩn quy định.
- Số lượng, chất lượng các vụ, việc đã giải quyết, xét xử của Thẩm phán được tính theo phương thức sau:
+ Đối với Thẩm phán chủ tọa phiên tòa hoặc được phân công trực tiếp giải quyết: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 01 vụ, việc;
+ Đối với Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử: Mỗi vụ, việc đã giải quyết, xét xử thì tính bằng 1/2 vụ, việc;
+ Đối với mỗi Thẩm phán khi hòa giải thành 01 vụ án thì tính bằng 01 vụ án đã xét xử.
+ Bản án, quyết định bị sửa nghiêm trọng do nguyên nhân chủ quan thì tính bằng 1/2 bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan.
(2) Tiêu chuẩn cụ thể: Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp phải đạt một trong các tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Có 2 lần được tặng thưởng danh hiệu Thẩm phán giỏi; đồng thời, có nhiều (sáng kiến cải tiến kỹ thuật, chuyên đề khoa học, giải pháp công tác, kế hoạch làm việc khoa học, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác...), đã được ứng dụng trong Tòa án nhân dân và được thủ trưởng cơ quan, đơn vị xác nhận.
- Đã được tặng thưởng danh hiệu Thẩm phán giỏi; sau đó giải quyết, xét xử từ 350 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 500 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 450 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
Lưu ý: Danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu phải được ít nhất 70% cán bộ, công chức, người lao động của đơn vị cơ sở bỏ phiếu đề nghị.
Ngoài ra các thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp có thể được đặc cách xét, tặng danh hiệu “Thẩm phán tiêu biểu”, nếu có đủ tiêu chuẩn chung nêu trên và giải quyết, xét xử liên tục từ 700 vụ, việc trở lên (đối với vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo); 1.000 vụ, việc trở lên (đối với thành phố trực thuộc trung ương) và 900 vụ, việc trở lên (đối với các địa phương khác), không có án quá hạn luật định, không có án (hủy, sửa) do nguyên nhân chủ quan vượt quá 1,5%.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp?
Theo Điều 10 Quy chế xét tặng danh hiệu "Thẩm phán giỏi", "Thẩm phán tiêu biểu", "Thẩm phán mẫu mực" do Tòa án nhân dân tối cao ban hành kèm theo Quyết định 10/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2020 quy định như sau:
Hội đồng Xét tặng
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân là Hội đồng Xét tặng danh hiệu “Thẩm phán” của Tòa án nhân dân.
Vụ Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị giúp việc cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân trong quá trình xét tặng và vinh danh danh hiệu “Thẩm phán”.
Theo đó, Hội đồng Thi đua Khen thưởng Tòa án nhân dân chịu trách nhiệm xét tặng danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu đối với Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?