Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản là anh ruột của chủ nợ trong vụ việc phá sản đó thì có bị thay đổi hay không?
Khi nào doanh nghiệp được coi là phá sản?
Theo khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về khái niệm phá sản như sau:
“2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.”
Như vậy, doanh nghiệp được coi là phá sản khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Doanh nghiệp mất khả năng thanh toán;
- Bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Phá sản 2014, quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản cụ thể như sau:
- Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết;
- Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản;
- Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản;
- Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết;
- Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức Hội nghị chủ nợ;
- Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh;
- Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản;
- Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
- Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật;
- Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao;
- Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản 2014;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp nào Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải từ chối hoặc bị thay đổi?
Theo khoản 1 Điều 10 Luật Phá sản 2014, quy định về việc từ chối hoặc thay đổi Thẩm phán trong quá trình giải quyết phá sản như sau:
“1. Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau:
a) Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
b) Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
c) Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
d) Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
đ) Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.”
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Thẩm phán phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc sẽ bị thay đổi:
- Đồng thời là người tham gia thủ tục phá sản; người đại diện, người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản trong vụ việc phá sản đó;
- Đã tham gia với tư cách Kiểm sát viên, Quản tài viên, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia thủ tục phá sản, người giám định, thẩm định giá, định giá, người phiên dịch trong vụ việc phá sản đó;
- Cùng trong một Tổ Thẩm phán giải quyết phá sản đó và là người thân thích với nhau;
- Đã tham gia ra quyết định tuyên bố phá sản đối với vụ việc phá sản đó;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Đồng thời, tại khoản 10 Điều 4 Luật Phá sản 2014, quy định về người tham gia thủ tục phá sản như sau:
“10. Người tham gia thủ tục phá sản là chủ nợ; người lao động; doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; cổ đông, nhóm cổ đông; thành viên hợp tác xã hoặc hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã; người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong quá trình giải quyết phá sản.”
Theo quy định trên, chủ nợ được xem là người tham gia thủ tục phá sản. Do đó, nếu Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản là anh ruột của chủ nợ trong vụ việc phá sản đó thì sẽ được xác định là người thân thích của người tham gia thủ tục phá sản.
Như vậy, Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản phải từ chối tham gia giải quyết phá sản hoặc sẽ bị thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?
- Giao xe cho người chưa đủ 16 tuổi phạt bao nhiêu 2025? Lỗi giao xe cho người chưa đủ tuổi bị trừ điểm không?
- Lịch nghỉ Tết J&T 2025 Ất Tỵ chính thức? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 J&T Express? Quy định thưởng Tết tháng 13 thế nào?