Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?

Trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án được xử lý theo nguyên tắc nào? Có thể xử lý trách nhiệm theo những hình thức nào? Anh chị cho hỏi nếu cấp thẩm phán tòa án cố tình để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?

Trách nhiệm của người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án được xử lý theo nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 3 Quy định về xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về nguyên tắc xử lý trách nhiệm như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc xử lý trách nhiệm
1. Kịp thời, khách quan, công bằng, nghiêm minh đúng quy định.
2. Người có nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý trách nhiệm về từng hành vi vi phạm và phải bị xử lý bằng hình thức trách nhiệm nặng hơn một mức so với hình thức xử lý trách nhiệm áp dụng đối với hành vi vi phạm nặng nhất.
3. Không áp dụng hình thức xử lý trách nhiệm thay cho hình thức kỷ luật và các hình thức xử lý khác.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của người giữ chức danh tư pháp trong quá trình xử lý trách nhiệm.
5. Những người bị xử lý trách nhiệm không đúng quy định sẽ được kịp thời khôi phục lại nhiệm vụ, quyền hạn và được xem như chưa bị xử lý trách nhiệm.
6. Chỉ xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp có hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động tư pháp của Tòa án.
7. Việc xử lý trách nhiệm người giữ chức danh tư pháp được thực hiện khi xác định có hành vi vi phạm.

Có những hình thức xử lý trách nhiệm nào đối với người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân?

Tại Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017, các hình thức xử lý trách nhiệm được quy định như sau:

"Điều 4. Hình thức, hậu quả của việc xử lý trách nhiệm
1. Người giữ chức danh tư pháp trong Tòa án nhân dân có hành vi vi phạm nhưng chưa đến mức phải xử lý kỷ luật thì có thể bị xử lý trách nhiệm bằng các hình thức sau đây:
a) Kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị;
b) Tạm dừng thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Bố trí làm công việc khác;
d) Chưa xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán;
đ) Không xem xét đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán."

Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?

Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không?

Thẩm phán của Tòa án nhân dân để quá thời hạn mới xử lý đơn khởi kiện thì có thể bị xử lý trách nhiệm theo hình thức kiểm điểm hay không? (Hình từ Internet)

Tại Điều 9 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 120/QĐ-TANDTC năm 2017 có quy định về các trường hợp xử lý trách nhiệm Thẩm phán bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị như sau:

"Điều 9. Xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị
Thẩm phán bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi có một trong những hành vi vi phạm sau đây:
1. Thẩm phán có một trong những hành vi vi phạm trong việc xử lý đơn, thụ lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc:
a) Xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Khoản 3 Điều 191 Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 3 Điều 121 Luật tố tụng hành chính;
b) Xử lý đơn yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự để quá thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự;
c) Thụ lý vụ, việc chậm quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày đủ điều kiện thụ lý theo quy định tại Điều 195; khoản 4 Điều 363 Bộ luật tố tụng dân sự; Điều 125 Luật tố tụng hành chính;
d) Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự không đúng quy định của pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
2. Để từ 01 đến 03 vụ, việc quá thời hạn dưới 06 tháng, kể từ ngày hết thời hạn chuẩn bị xét xử, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật nhưng không có lý do chính đáng.
3. Ra 01 quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng quy định của pháp luật hoặc không ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
4. Ra bản án, quyết định, sau khi được công bố trên Cổng thông tin điện tử Tòa án có nhiều sai sót bị phát hiện, gây dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Tòa án nhân dân.
5. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án theo quy định của Nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP ngày 16/3/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Có hành vi chậm ra bản án, cấp trích lục, giao hoặc gửi bản án không đúng quy định của pháp luật.
7. Trong thời gian giữ nhiệm kỳ, Thẩm phán có tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy do lỗi chủ quan từ trên 1,16% đến dưới 2% so với tổng số vụ, việc đã tham gia giải quyết, xét xử.
8. Ra 01 quyết định tạm đình chỉ xét xử, giải quyết vụ, việc không có căn cứ theo quy định của pháp luật.
9. Trong một năm, Thẩm phán ra bản án xử phạt 01 bị cáo hình phạt tù cho hưởng án treo, cảnh cáo, phạt tiền (hình phạt chính), cải tạo không giam giữ không đúng quy định của pháp luật."

Như vậy, Thẩm phán có thể bị xử lý trách nhiệm bằng hình thức kiểm điểm trước cơ quan, đơn vị khi xử lý đơn khởi kiện để quá thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn quy định.

Đơn khởi kiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được nộp đơn khởi kiện tại chi nhánh của nguyên đơn hay không? Có phải gửi chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện?
Pháp luật
Nộp đơn khởi kiện vụ án dân sự trực tiếp hay online? Kèm theo đơn khởi kiện cần có tài liệu nào?
Pháp luật
Thời gian giải quyết đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự là bao nhiêu ngày theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Có bắt buộc phải làm đơn khởi kiện khi khởi kiện vụ án dân sự? Đơn khởi kiện cần có tên của người làm chứng không?
Pháp luật
Download mẫu đơn khởi kiện đòi nợ đúng quy định pháp luật? Hướng dẫn điền mẫu đơn khởi kiện đòi nợ?
Pháp luật
Cách xác định đúng địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện?
Pháp luật
Giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu giấy xác nhận đã nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện và những lưu ý khi viết đơn khởi kiện?
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi có được làm đơn khởi kiện đòi lại tiền vay khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không?
Pháp luật
Có chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp nguyên đơn thỏa thuận với bị đơn về nơi giải quyết vụ án không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn khởi kiện
9,334 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn khởi kiện

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn khởi kiện

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào