Thăm dò khoáng sản là gì? Theo quy định của pháp luật hiện hành, tổ chức cần những điều kiện gì để có thể thực hiện hoạt động này?
Khoáng sản là gì? Thăm dò khoáng sản được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) khoáng sản được định nghĩa là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Khoáng sản 2010 (được bổ sung bởi khoản 1 Điều 8 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018), thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản.
Như vậy, trước khi thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản, các tổ chức, cá nhân buộc phải thăm dò,…
Thăm dò khoáng sản
Tổ chức, cá nhân nào được phép thăm dò khoáng sản?
Căn cứ Điều 34 Luật Khoáng sản 2010 tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được quy định như sau:
- Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:
+ Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.
- Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.
Điều kiện nào để tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản?
Tổ chức muốn thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 35 Luật Khoảng sản 2010, cụ thể:
- Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn
kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
+ Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
+ Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản.
Nhà nước dựa trên những tiêu chí nào để lựa chọn cá nhân, tổ chức được phép thăm dò khoáng sản?
Theo Điều 25 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Việc lựa chọn tổ chức, cá nhân để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật khoáng sản thực hiện như sau:
- Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà chỉ có một tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân đó được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
- Trường hợp hết thời gian thông báo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 58 Nghị định này mà có từ 02 tổ chức, cá nhân trở lên nộp hồ sơ đề nghị thăm dò khoáng sản thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản khi đáp ứng được nhiều nhất các điều kiện ưu tiên theo thứ tự sau đây:
+ Là tổ chức, cá nhân đã tham gia góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở khu vực dự kiến cấp phép thăm dò khoáng sản;
+ Có vốn điều lệ tối thiểu phải bằng 50% tổng dự toán của đề án thăm dò khoáng sản tại khu vực đề nghị thăm dò;
+ Là tổ chức, cá nhân đã và đang sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác tiên tiến, hiện đại để thu hồi tối đa khoáng sản; chấp hành tốt trách nhiệm bảo vệ môi trường, nghĩa vụ tài chính về khoáng sản;
+ Cam kết sau khi thăm dò có kết quả sẽ khai thác, sử dụng khoáng sản phục vụ cho nhu cầu sản xuất trong nước phù hợp với quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt.
- Trường hợp các tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đều đáp ứng các điều kiện như nhau quy định tại khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân nào nộp hồ sơ sớm nhất tính theo thời gian ghi trong phiếu tiếp nhận hồ sơ sẽ được lựa chọn để cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản.
- Trường hợp thăm dò khoáng sản trong diện tích dự án đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Điều 65 Luật khoáng sản, tổ chức, cá nhân là chủ đầu tư dự án được ưu tiên lựa chọn để cấp phép thăm dò khoáng sản. Trường hợp chủ dự án không có nhu cầu thăm dò, khai thác khoáng sản thì cơ quan có thẩm quyền cấp phép lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản để bảo đảm tiến độ xây dựng công trình.
Tóm lại, vì khoáng sản là một loại tài nguyên có tính hữu hạn, do vậy cần có sự kiểm soát chặt chẽ trong việc thăm dò, khai thác khoáng sản. Chính vì vậy, đối với hoạt động thăm dò khoáng sản nói riêng, nhà nước luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với hoạt động này.
Tải về mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?
- Hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng nhằm mục đích gì?