Thẩm định, phê duyệt đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng theo trình tự nào? Nội dung thẩm định bao gồm những nội dung nào?
Nội dung thẩm định đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng bao gồm những nội dung nào?
Theo khoản 4 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
...
4. Nội dung thẩm định đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, bao gồm:
a) Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;
b) Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
d) Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
đ) Tổ chức giám sát hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
...
Theo đó, nội dung thẩm định đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng bao gồm những nội dung sau:
- Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên du lịch và các loại sản phẩm du lịch;
- Địa điểm, quy mô xây dựng các công trình du lịch nghỉ dưỡng;
- Thời gian, phương thức tổ chức thực hiện;
- Các giải pháp bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường;
- Tổ chức giám sát hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
Đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng (Hình từ Internet)
Thẩm định, phê duyệt đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng theo trình tự nào?
Theo khoản 3 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng
...
3. Trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí
a) Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
d) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
...
Theo đó, trình tự thẩm định, phê duyệt đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng được pháp luật quy định như sau:
- Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính 02 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng đặc dụng thuộc địa phương quản lý, hoặc Tổng cục Lâm nghiệp đối với khu rừng đặc dụng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo bằng văn bản cho chủ rừng để hoàn thiện;
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan;
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này hoàn thành tổ chức thẩm định hồ sơ đề án du lịch nghỉ dưỡng.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt đề án du lịch nghỉ dưỡng.
Tổ chức thực hiện đề án du lịch nghỉ dưỡng trong rừng đặc dụng được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 14 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định như sau:
- Sau khi đề án du lịch nghỉ dưỡng được phê duyệt, chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch nghỉ dưỡng theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch nghỉ dưỡng được phê duyệt. Việc lập dự án du lịch nghỉ dưỡng phải tuân thủ các quy định của Luật Lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác liên quan;
- Chủ rừng có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng thực hiện dự án theo đúng quy định của pháp luật;
- Kinh phí lập đề án du lịch nghỉ dưỡng được cân đối trong kế hoạch tài chính hằng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước. Trường hợp liên kết với tổ chức, cá nhân khác thì kinh phí lập dự án du lịch nghỉ dưỡng do hai bên thỏa thuận. Kinh phí lập dự án du lịch nghỉ dưỡng do tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày thế giới phòng chống bệnh AIDS đầu tiên diễn ra khi nào? 04 Nguyên tắc phòng chống HIV/AIDS?
- Người nộp thuế nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan chi trả thu nhập khi nào? Giấy chứng nhận đăng ký thuế cấp cho cá nhân có thông tin nào?
- Thể lệ cuộc thi Chữ đẹp Việt toàn quốc lần 2 năm 2024 chủ đề Ước mơ của em? Thể lệ cuộc thi viết chữ đẹp cấp Tiểu học?
- Mẫu quyết định bổ nhiệm Giám đốc công ty cổ phần mới nhất? Giám đốc công ty cổ phần do ai bổ nhiệm?
- Cách viết việc thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu hằng năm trong bản kiểm điểm của Đảng viên cuối năm 2024?