Thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
- Thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
- Năng lực tài chính của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thẩm định như thế nào?
- Thẩm định phương án sử dụng vay vốn của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ những nội dung nào?
Thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như thế nào?
Thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định tại Điều 6 Thông tư 79/2016/TT-BTC như sau:
Thẩm định điều kiện được vay lại
1. Thẩm định việc đáp ứng quy định và điều kiện vay lại, bao gồm các điều kiện tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; người vay lại phải đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo quy định, có phương án kinh doanh hiệu quả cho thấy trả được nợ, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
2. Điều kiện được vay lại đối với người vay lại áp dụng theo quy định tại Luật Quản lý nợ công.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được quy định như sau:
- Thẩm định việc đáp ứng quy định và điều kiện vay lại, bao gồm các điều kiện tài chính và việc đảm bảo các điều kiện về trình tự thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;
Người vay lại phải đảm bảo năng lực tài chính, đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu theo quy định, có phương án kinh doanh hiệu quả cho thấy trả được nợ, thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay.
- Điều kiện được vay lại đối với người vay lại áp dụng theo quy định tại Luật Quản lý nợ công.
Thẩm định điều kiện dự án được vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)
Năng lực tài chính của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thẩm định như thế nào?
Năng lực tài chính của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thẩm định theo quy định tại Điều 7 Thông tư 79/2016/TT-BTC như sau:
Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại
1. Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại.
2. Trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ. Trường hợp không có các bảo đảm này, người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được Cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên thì năng lực tài chính của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thẩm định như sau:
- Thẩm định năng lực tài chính của người vay lại thông qua thẩm định các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 03 năm liên tục gần nhất so với năm thực hiện thẩm định năng lực tài chính của người vay lại;
- Trường hợp người vay lại chưa đủ 3 năm hoạt động thì phải có văn bản cam kết của đại diện chủ sở hữu, chủ sở hữu hoặc công ty mẹ về đảm bảo trả nợ thay trong trường hợp người vay lại gặp khó khăn trong việc trả nợ.
Trường hợp không có các bảo đảm trên thì người vay lại phải có bảo lãnh trách nhiệm trả nợ của một ngân hàng thương mại hoặc hình thức bảo đảm khác được Cơ quan cho vay lại thẩm tra về tính khả thi và tính tuân thủ theo pháp luật hiện hành.
Thẩm định phương án sử dụng vay vốn của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ những nội dung nào?
Phương án sử dụng vay vốn của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ được thẩm định những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 79/2016/TT-BTC như sau:
Thẩm định phương án vay vốn và khả năng trả nợ của người vay lại
1. Thẩm định phương án sử dụng vốn vay, bao gồm khả năng bố trí và thu hồi vốn đầu tư của dự án, trong đó xác định rõ:
a) Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn liên kết, liên doanh thực hiện dự án, vốn được ngân sách cấp, vốn vay và vốn khác theo quy định của pháp luật);
b) Chi phí dự án;
c) Khả năng bố trí vốn đầu tư, khả năng tạo doanh thu, dòng tiền của dự án.
2. Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá phương án tài chính thông qua phương pháp thẩm định nêu tại Điều 5 Thông tư này.
3. Xác định khả năng trả nợ theo lịch trả nợ của khoản vay lại, sự thiếu hụt trong dòng tiền trả nợ (nếu có), đề xuất phương án bù đắp thiếu hụt.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm định phương án sử dụng vay vốn của người vay lại toàn bộ vốn vay nước ngoài của Chính phủ bao gồm khả năng bố trí và thu hồi vốn đầu tư của dự án, trong đó xác định rõ:
- Nguồn vốn đầu tư (gồm vốn chủ sở hữu, vốn liên kết, liên doanh thực hiện dự án, vốn được ngân sách cấp, vốn vay và vốn khác theo quy định của pháp luật);
- Chi phí dự án;
- Khả năng bố trí vốn đầu tư, khả năng tạo doanh thu, dòng tiền của dự án.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa giải phóng Bình Thuận 19 4 2025? Lời chúc kỷ niệm 50 năm giải phóng Bình Thuận 2025?
- Quyết định 1567/QĐ-BCA năm 2025 quy định về Nội quy của cơ sở cai nghiện ma túy như thế nào?
- Ngày hội Du lịch TPHCM là gì? Ngày hội Du lịch TPHCM diễn ra ở đâu? Ngày hội Du lịch TPHCM có phải lễ lớn tại Việt Nam?
- Xe ô tô có phôi giấy chứng nhận kiểm định là màu gì? Dành cho xe ô tô: Mẫu đề nghị cung cấp phôi giấy chứng nhận kiểm định theo Nghị định 166?
- Đề án sáp nhập các tỉnh được xây dựng dựa trên căn cứ nào? Tiến độ thực hiện xây dựng đề án sáp nhập các tỉnh theo Kết luận 127 của Bộ Chính trị?