Tết Âm lịch này, chế độ ăn của người bị tạm giam có được tăng thêm không? Định mức ăn của người bị tạm giam gồm có những gì?
Tết Âm lịch này, chế độ ăn của người bị tạm giam có được tăng thêm không?
Căn cứ vào Điều 27 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ ăn ở của người bị tạm giam như sau:
Chế độ ăn, ở của người bị tạm giữ, người bị tạm giam
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng về gạo, rau, thịt, cá, đường, muối, nước chấm, bột ngọt, chất đốt, điện, nước sinh hoạt. Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định việc hoán đổi định lượng ăn cho phù hợp với thực tế để bảo đảm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam ăn hết tiêu chuẩn.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giữ, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Căn cứ yêu cầu bảo đảm sức khỏe của người bị tạm giữ, người bị tạm giam, Chính phủ quy định cụ thể định mức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế, ngân sách và biến động giá cả thị trường.
2. Người bị tạm giữ được nhận quà của thân nhân gửi trong thời gian bị tạm giữ không quá một lần; nếu gia hạn tạm giữ thì mỗi lần gia hạn tạm giữ được nhận quà một lần. Người bị tạm giam được nhận quà của thân nhân gửi đến không quá ba lần trong 01 tháng. Định lượng quà là đồ ăn, uống cho mỗi lần gửi không được vượt quá ba lần tiêu chuẩn ăn ngày thường. Thủ trưởng cơ sở giam giữ tổ chức tiếp nhận, kiểm tra loại bỏ các vật bị cấm và giao đầy đủ cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam; kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt quà, đồ dùng sinh hoạt của người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định cụ thể loại quà mà thân nhân người bị tạm giữ, người bị tạm giam được phép gửi.
3. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn, uống. Cơ sở giam giữ tổ chức bếp ăn và được cấp các dụng cụ cần thiết cho việc bảo quản lương thực, thực phẩm, nấu ăn, nước uống và chia đồ ăn theo khẩu phần tiêu chuẩn.
4. Chỗ nằm tối thiểu của mỗi người bị tạm giữ, người bị tạm giam là 02 mét vuông (m2), được bố trí sàn nằm và có chiếu.
Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật, người bị tạm giam được ăn thêm nhưng mức ăn không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Như vậy, vào dịp Tết Âm lịch thì người bị tạm giam được ăn thêm nhưng không quá năm lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
Chế độ ăn của người bị tạm giam như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức ăn của người bị tạm giam gồm có những gì?
Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 120/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 113/2021/NĐ-CP) quy định về định mức ăn của người bị tạm giam như sau:
- Định mức ăn trong một tháng của người bị tạm giam gồm:
+17 kg gạo tẻ;
+ 15 kg rau xanh;
+ 01 kg thịt lợn;
+ 01 kg cá;
+ 0,5 kg đường;
+ 0,75 lít nước mắm;
+ 0,2 lít dầu ăn;
+ 0,1 kg bột ngọt;
+ 0,5 kg muối;
+ Gia vị khác tương đương 0,5 kg gạo tẻ;
+ Chất đốt tương đương 17 kg củi hoặc 15 kg than.
Định mức trên do Nhà nước cấp và quy ra tiền, có mức giá trung bình theo thời giá thị trường tại địa phương nơi có cơ sở giam giữ.
- Định mức ăn của người bị tạm giam ốm đau, bệnh tật, thương tích do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định theo chỉ định của cơ sở y tế điều trị, nhưng không quá 02 lần so với tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Người bị tạm giam là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hưởng định mức ăn bằng 02 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường được quy định tại nêu trên và được hoán đổi theo chỉ định của y sĩ hoặc bác sĩ.
- Người bị tạm giam sinh con được thanh toán viện phí và được cấp 01 lần các đồ dùng cần thiết cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh tương đương 01 tháng chế độ ăn của trẻ em dưới 36 tháng tuổi ở cùng mẹ trong cơ sở giam giữ.
- Ngoài tiêu chuẩn ăn nêu trên, người bị tạm giam được sử dụng quà, tiền gửi lưu ký để ăn thêm nhưng không quá 03 lần tiêu chuẩn ăn ngày thường.
- Định mức ăn đối với người bị tạm giam là người nước ngoài thực hiện như quy định đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người Việt Nam; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo điều ước quốc tế đó; trường hợp vì lý do đối ngoại khác sẽ do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
Người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi thì chế độ ăn ở có khác so với người bị tạm giam khác không?
Căn cứ vào Điều 33 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về cChế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi như sau:
Chế độ ăn, ở và quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giữ, người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 của Luật này.
Như vậy, người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bảo đảm tiêu chuẩn định lượng ăn như người bị tạm giam đã thành niên và được tăng thêm về thịt, cá nhưng không quá 20% so với định lượng.
Người bị tạm giam là người dưới 18 tuổi được bố trí giam giữ riêng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?