Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định? Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bằng tiếng nước ngoài là gì? Câu hỏi của anh P.M.B đến từ Thái Bình.

Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định?

Căn cứ tại Điều 29 Nghị định 07/2016/NĐ-CP về tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh:

Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh.
3. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 về tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh:

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Như vậy, có thể thấy rằng, tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

Hay nói cách khác, tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài không thể dùng tiếng nước ngoài không phải là hệ chữ La-tinh.

Lưu ý: Ngoài ra, tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài còn phải đảm bảo các điều kiện khác tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, như đã trình bày ở trên.

Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định?

Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể dùng ngôn ngữ nước ngoài hay không theo quy định? (Hình từ Internet)

Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bằng tiếng nước ngoài là gì?

Căn cứ tại Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh:

Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Như vậy, ngoài tên bằng tiếng Việt, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt.

Tên văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Khi thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài có phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện không?

Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 07/2016/NĐ-CP các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh:

Các trường hợp điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh
Thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong những trường hợp sau:
1. Thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ đặt trụ sở của thương nhân nước ngoài.
2. Thay đổi nội dung hoạt động của thương nhân nước ngoài có liên quan trực tiếp đến nội dung hoạt động của Chi nhánh tại Việt Nam.
3. Thay đổi người đứng đầu của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
4. Thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
5. Thay đổi nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
6. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Văn phòng đại diện trong một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc trong khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý.
7. Thay đổi địa chỉ đặt trụ sở của Chi nhánh.

Như vậy, thương nhân nước ngoài phải làm thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi thay đổi tên gọi của Văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải mẫu Thông báo về việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài mới nhất?
Pháp luật
Các văn phòng đại diện có chức năng thực hiện hoạt động kinh doanh sinh lợi trực tiếp hay không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có chấm dứt hoạt động khi bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện hay không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của công ty chứng khoán nước ngoài được thực hiện các hoạt động kinh doanh chứng khoán tại Việt Nam không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam có được thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài có bắt buộc phải đăng ký nội quy lao động khi sử dụng 10 người lao động trở lên không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp có được chấm dứt hoạt động theo quyết định của chính doanh nghiệp đó không?
Pháp luật
Văn phòng đại diện công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán có bị thu hồi quyết định thành lập khi hồ sơ đề nghị thành lập có thông tin sai sự thật không?
Pháp luật
Trưởng văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài buộc phải luôn có mặt tại Việt Nam trong quá trình hoạt động của văn phòng đại diện không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Văn phòng đại diện
375 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Văn phòng đại diện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào