Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là gì theo Nghị định 32?
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là gì theo Nghị định 32?
Căn cứ Điều 1 Nghị định 32/2025/NĐ-CP quy định về vị trí chức năng của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:
Vị trí và chức năng
1. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu những vấn đề cơ bản về khoa học xã hội; cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhanh và bền vững của đất nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tư vấn về chính sách phát triển trong lĩnh vực khoa học xã hội; đào tạo nguồn nhân lực về khoa học xã hội theo quy định của pháp luật.
2. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences, viết tắt là VASS.
Như vậy, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh là: Vietnam Academy of Social Sciences, viết tắt là VASS.
Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng anh của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam là gì theo Nghị định 32? (Hình từ Internet)
Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do ai bổ nhiệm?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 32/2025/NĐ-CP quy định về lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:
Lãnh đạo Viện
1. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
3. Các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Như vậy, các Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm trên cơ sở đề nghị của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; có trách nhiệm giúp Chủ tịch Viện chỉ đạo, giải quyết một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Viện, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm những tổ chức nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 32/2025/NĐ-CP quy định về Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Ban Tổ chức - Cán bộ.
2. Ban Tài chính và Quản lý khoa học.
3. Ban Hợp tác quốc tế.
4. Văn phòng.
5. Viện Nhà nước và Pháp luật.
6. Viện Triết học.
7. Viện Nghiên cứu Con người, Gia đình và Giới.
8. Viện Nghiên cứu Văn hóa.
9. Viện Dân tộc học và Tôn giáo học.
10. Viện Sử học.
11. Viện Văn học.
12. Viện Ngôn ngữ học.
13. Viện Xã hội học và Tâm lý học.
14. Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương.
15. Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
16. Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ.
17. Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới.
18. Viện Địa lý nhân văn và Phát triển bền vững.
19. Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên.
20. Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
21. Viện Khảo cổ học.
22. Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
23. Viện Thông tin Khoa học xã hội.
24. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
25. Học viện Khoa học xã hội.
26. Nhà xuất bản và Tạp chí Khoa học xã hội.
Các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này là các đơn vị chuyên môn giúp việc cho Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Văn phòng được tổ chức 10 phòng.
Các đơn vị quy định từ khoản 5 đến khoản 23 Điều này là các tổ chức khoa học và công nghệ công lập.
Các đơn vị quy định từ khoản 24 đến khoản 26 Điều này là các đơn vị sự nghiệp công lập khác.
Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc.
Như vậy, tổ chức khoa học và công nghệ công lập thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam gồm:
- Viện Nhà nước và Pháp luật.
- Viện Triết học.
- Viện Nghiên cứu Con người, Gia đình và Giới.
- Viện Nghiên cứu Văn hóa.
- Viện Dân tộc học và Tôn giáo học.
- Viện Sử học.
- Viện Văn học.
- Viện Ngôn ngữ học.
- Viện Xã hội học và Tâm lý học.
- Viện Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương.
- Viện Nghiên cứu Nam Á, Tây Á và Châu Phi.
- Viện Nghiên cứu Châu Âu và Châu Mỹ.
- Viện Kinh tế Việt Nam và Thế giới.
- Viện Địa lý nhân văn và Phát triển bền vững.
- Viện Khoa học xã hội vùng Trung Bộ và Tây Nguyên.
- Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ.
- Viện Khảo cổ học.
- Viện Nghiên cứu Hán - Nôm.
- Viện Thông tin Khoa học xã hội










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 30 tháng 4: Thời gian địa điểm bắn pháo hoa nổ tầm thấp vào ngày 30 tháng 4 được quy định ra sao?
- Bài phát biểu Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21 4 hay? Mục đích tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam theo Quyết định 1862?
- Ngày 10 tháng 4 là ngày gì? Ngày 10 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 10 4 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền Ngày Sách và Bản quyền thế giới 23 4? Ngày Sách và Bản quyền thế giới được UNESCO tổ chức lần đầu tiên vào năm nào?
- Diễu binh 30 tháng 4: Tại sao ngày 30 tháng 04 được gọi là Ngày Giải phóng Miền Nam? Công ty phải trả lương như thế nào cho người lao động làm việc?