TEMU Affiliate Vietnam là gì? Chính sách chiết khấu của Temu ở Việt Nam phải đảm bảo các nguyên tắc gì?
TEMU Affiliate Vietnam là gì?
>> Xem thêm: Hàng hóa dưới 1 triệu nhập qua sàn TMĐT Temu có phải đóng thuế VAT?
TEMU Affiliate Vietnam là chương trình tiếp thị liên kết của nền tảng thương mại điện tử Temu tại Việt Nam. TEMU Affiliate Vietnam cho phép các cá nhân hoặc tổ chức đăng ký trở thành đối tác tiếp thị để quảng bá sản phẩm và dịch vụ của Temu.
Sau khi đăng ký tham gia, đối tác sẽ nhận được các đường liên kết tiếp thị đặc biệt và có thể chia sẻ chúng trên các kênh như website, blog, mạng xã hội hoặc email.
Khi người dùng nhấp vào liên kết này và mua hàng thành công, đối tác sẽ nhận được hoa hồng dựa trên doanh số bán hàng. Đây là cách giúp các cá nhân hoặc doanh nghiệp kiếm thu nhập thụ động bằng việc sử dụng nền tảng và danh mục sản phẩm của Temu, đồng thời giúp Temu mở rộng thị trường tại Việt Nam.
Lưu ý:
Temu là một nền tảng thương mại điện tử cho phép người dùng mua sắm các sản phẩm đa dạng, bao gồm thời trang, đồ điện tử, phụ kiện, đồ gia dụng, và nhiều mặt hàng khác. Temu chủ yếu hoạt động dưới hình thức mua sắm trực tuyến và nổi bật với giá cả cạnh tranh và các chương trình giảm giá lớn.
*Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
TEMU Affiliate Vietnam là gì? Chính sách chiết khấu của Temu ở Việt Nam (TEMU Affiliate Vietnam Marketing) phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử như thế nào? (Hình từ Internet)
Chính sách chiết khấu của Temu ở Việt Nam (TEMU Affiliate Vietnam Marketing) phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử như thế nào?
Chính sách chiết khấu của Temu ở Việt Nam (TEMU Affiliate Vietnam Marketing) phải đảm bảo các nguyên tắc hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP và được bổ sung bởi điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:
(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử:
- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;
- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
(5) Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.
Giá bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu phải đảm bảo điều gì?
Thông tin về giá cả được quy định tại Điều 31 Nghị định 52/2013/NĐ-CP như sau:
Thông tin về giá cả
1. Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
3. Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.
Theo đó, giá bán hàng hóa trên sàn thương mại điện tử Temu phải đảm bảo quy định như sau:
- Thông tin về giá hàng hóa hoặc dịch vụ, nếu có, phải thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác.
- Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, nếu thông tin giá hàng hóa hoặc dịch vụ niêm yết trên website không thể hiện rõ giá đó đã bao gồm hay chưa bao gồm những chi phí liên quan đến việc mua hàng hóa hoặc dịch vụ như thuế, phí đóng gói, phí vận chuyển và các chi phí phát sinh khác thì giá này được hiểu là đã bao gồm mọi chi phí liên quan nói trên.
- Đối với dịch vụ trên các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử quy định tại Mục 2 và 4 Chương này, website phải công bố thông tin chi tiết về cách thức tính phí dịch vụ và cơ chế thanh toán.
Lưu ý:
Đối tượng áp dụng Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 2 Nghị định 85/2021/NĐ-CP được quy định như sau:
- Nghị định này áp dụng đối với các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
- Thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam;
- Cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam;
- Thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử quy định tại Mục 5 Chương IV Nghị định này tại Việt Nam.
(Điều 2 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đăng ký thành viên trên website khiêu dâm nhưng không phát tán, chia sẻ có vi phạm pháp luật không?
- Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch ngắn gọn hiện nay? Hướng dẫn điền Mẫu thông báo nghỉ Tết Dương lịch?
- Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết phản ánh thông tin gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này?
- Ngày 4 tháng 11 là ngày gì? Ngày 4 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy? Có sự kiện gì ngày 4 tháng 11 ở Việt Nam và thế giới?
- Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí trước khi được cấp GCN đăng ký đầu tư phải đảm bảo nguyên tắc gì?