Tàu thuyền không có bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh thì chủ tàu thuyền bị xử phạt thế nào?
- Tàu thuyền không có bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh thì chủ tàu thuyền bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu là bao lâu?
Tàu thuyền không có bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh thì chủ tàu thuyền bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 36 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền như sau:
Vi phạm quy định về an toàn sinh mạng trên tàu thuyền
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có bảng phân công nhiệm vụ trong tình huống khẩn cấp tại các vị trí theo quy định hoặc có bảng phân công nhiệm vụ nhưng không phù hợp với thuyền bộ của tàu hoặc bảng quy định đã bị hư hỏng;
b) Không có các bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh, cứu thủng tàu theo quy định hoặc các bảng chỉ dẫn đã bị hư hỏng;
c) Không có phiếu trách nhiệm cá nhân khi báo động ở những nơi quy định trên tàu hoặc phiếu trách nhiệm cá nhân không phù hợp với thuyền bộ của tàu;
d) Thuyền viên không sử dụng thành thạo các trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng của tàu;
đ) Thuyền trưởng không tổ chức thực tập cứu sinh, chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Cầu thang mạn không có lưới bảo hiểm hoặc đèn chiếu sáng theo quy định;
b) Sử dụng trang thiết bị cứu sinh, cứu thủng, phòng, chống cháy, nổ của tàu không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với thuyền viên trong ca trực có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/01 lít khí thở hoặc có sử dụng các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.
4. Đối với hành vi tàu thuyền không bố trí đủ định biên an toàn tối thiểu hoặc vượt quá mức cho phép của trang thiết bị cứu sinh trên tàu theo quy định sẽ bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích dưới 200 GT;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 200 GT đến dưới 500 GT;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 500 GT đến dưới 3.000 GT;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tàu thuyền có tổng dung tích từ 3.000 GT trở lên.
...
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, hoặc từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Thiết bị cứu sinh (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 5.000.000 đồng đối với cá nhân, hoặc cao nhất là 10.000.000 đồng đối với tổ chức nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt chủ tàu thuyền này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với chủ tàu thuyền không trang bị bảng chỉ dẫn thao tác các thiết bị cứu sinh trên tàu là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?