Tàu cá Việt Nam không thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào cảng cá bị phạt bao nhiêu?
Thẩm quyền cho phép tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá thuộc cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 81 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
1. Tổ chức quản lý cảng cá có quyền sau đây:
a) Cho tổ chức, cá nhân thuê cơ sở hạ tầng để sản xuất, kinh doanh tại vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá theo phương án khai thác cảng cá đã được phê duyệt và theo quy định của pháp luật;
b) Không cho vào cảng cá hoặc yêu cầu rời cảng cá đối với người và tàu cá không tuân thủ nội quy của cảng cá;
c) Không cho thuê hoặc yêu cầu rời khỏi vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại vùng đất cảng cá, vùng nước cảng cá không tuân thủ nội quy của cảng cá, hợp đồng đã ký kết;
d) Thu phí, giá dịch vụ hoạt động tại cảng cá theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý hoặc đề nghị cơ quan chức năng của địa phương giải quyết vụ việc để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ trong khu vực cảng cá.
...
Chiếu theo quy định này, thẩm quyền cho phép tàu Việt Nam ra, vào cảng cá thuộc về tổ chức quản lý cảng cá. Ngoài ra, cơ quan này còn có các quyền được nêu tại khoản 1 Điều 81 Luật Thủy sản 2017.
Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá (Hình từ Internet)
Tàu cá Việt Nam không được rời khỏi cảng cá trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 82 Luật Thủy sản 2017 quy định như sau:
Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá
1. Thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 01 giờ khi tàu vào cảng cá cho tổ chức quản lý cảng cá về số đăng ký của tàu, cỡ loại tàu, các yêu cầu về dịch vụ và yêu cầu khác nếu có, trừ trường hợp bất khả kháng.
2. Thuyền trưởng phải tuân thủ sự điều động tàu của tổ chức quản lý cảng cá và nội quy của cảng cá khi tàu vào cảng cá.
3. Chủ tàu, thuyền trưởng phải tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, chấp hành quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn cho người và tàu cá.
4. Khi tàu rời cảng, thuyền trưởng phải thông báo ít nhất trước 01 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá.
5. Tàu cá không được rời cảng cá trong các trường hợp sau đây:
a) Không bảo đảm điều kiện an toàn cho người và tàu cá;
b) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật;
c) Có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu cá theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tàu cá Việt Nam không được rời khỏi cảng cá nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Không bảo đảm điều kiện an toàn cho người và tàu cá;
(2) Có hành vi vi phạm pháp luật thuộc trường hợp bị tạm giữ phương tiện theo quy định của pháp luật;
(3) Có lệnh bắt giữ, tạm giữ tàu cá theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Tàu cá Việt Nam không thông báo cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào cảng cá bị phạt bao nhiêu?
Căn cứ Điều 39 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo hoặc thông báo không đầy đủ các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào hoặc rời cảng cá theo quy định.
b) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên không cập cảng cá có tên trong Danh sách cảng cá chỉ định để bốc dỡ thủy sản;
c) Không tuân thủ nội quy và sự điều động của tổ chức quản lý cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển tàu cá và phương tiện khác gây hại đến công trình cảng cá.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi phá hủy, tháo dỡ, làm thay đổi các công trình, trang thiết bị của cảng cá.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lấn chiếm vùng đất, vùng nước, công trình cảng cá.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả lại diện tích đã lấn chiếm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Như vậy, tàu cá Việt nam không thông báo các thông tin theo quy định cho tổ chức quản lý cảng cá trước khi vào sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm quy định về thông báo khi ra, vào cảng cá. Với tổ chức mức phạt hành chính sẽ nhân hai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?