Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào? Vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là bao nhiêu?
Mục tiêu hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định về mục tiêu hoạt động như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
1. Mục tiêu hoạt động:
a) Xác định và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên dầu khí của đất nước; kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại PVN và vốn của PVN đầu tư tại doanh nghiệp khác;
b) Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn;
c) Xây dựng và phát triển Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là đơn vị nòng cốt của ngành Dầu khí, tập trung phát triển các lĩnh vực kinh doanh chính là: (1) tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; (2) công nghiệp khí; (3) công nghiệp điện; (4) chế biến, tồn trữ và phân phối sản phẩm dầu khí; (5) dịch vụ dầu khí, trong đó lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí là cốt lõi; đẩy mạnh phát triển hóa dầu, chế biến sâu các sản phẩm khí và dịch vụ dầu khí chất lượng cao; năng động, có tiềm lực mạnh về tài chính và khoa học công nghệ, có sức cạnh tranh cao ở trong nước và quốc tế, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
...
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoạt động vì những mục tiêu được quy định tại khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Trong đó có mục tiêu xác định định và đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên dầu khí của đất nước; kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại PVN và vốn của PVN đầu tư tại doanh nghiệp khác.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Hình từ Internet)
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP quy định về ngành, nghề kinh doanh như sau:
Mục tiêu hoạt động và ngành, nghề kinh doanh
...
2. Ngành, nghề kinh doanh:
a) Ngành, nghề kinh doanh chính:
- Nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí, thu gom, vận chuyển, chế biến, tàng trữ dầu khí, khí hóa than, các dạng hydrocarbon phi truyền thống, làm dịch vụ về dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối các sản phẩm khí, các nguyên liệu hóa phẩm dầu khí, phân bón và các sản phẩm từ chế biến dầu khí;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu, tư vấn chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm lọc hóa dầu;
- Đầu tư, sản xuất, kinh doanh điện, cung ứng nhiên, nguyên liệu cho Nhà máy điện;
- Kinh doanh, cung ứng dịch vụ khai thác dầu thô, khí, các sản phẩm dầu, khí và các sản phẩm có nguồn gốc từ dầu khí ở trong và ngoài nước;
- Tư vấn, khảo sát, thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình dầu khí;
- Thực hiện các dịch vụ dầu khí khác trong và ngoài nước.
b) Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính:
- Đầu tư, sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiên liệu sinh học;
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị dầu khí, sản phẩm dầu khí, hóa dầu;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, thiết kế, giải pháp đảm bảo an toàn các công trình, phương tiện phục vụ dầu khí;
- Đầu tư sản xuất và kinh doanh năng lượng tái tạo;
- Đào tạo, cung ứng nhân lực dầu khí, xuất khẩu lao động;
- Triển khai, phát triển các dự án năng lượng sạch, “cơ chế phát triển sạch”;
- Cung ứng các dịch vụ hỗ trợ cho kinh doanh các sản phẩm lọc hóa dầu.
c) Đối với các ngành, nghề kinh doanh do PVN đang đầu tư vốn kinh doanh không thuộc điểm a, b khoản 2 Điều này, PVN thực hiện thoái vốn đã đầu tư theo nội dung và lộ trình được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;
d) Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam kinh doanh những ngành, nghề chính và những ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 4 nêu trên.
Và tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, PVN có thể điều chỉnh các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận.
Vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 5 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 07/2018/NĐ-CP về vốn điều lệ của PVN như sau:
Vốn điều lệ của PVN
1. Vốn điều lệ của PVN tại thời điểm phê duyệt Điều lệ này là 281.500.000.000.000 đồng.
2. Việc điều chỉnh vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, vốn điều lệ của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tính đến năm 2018 là 281.500.000.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?