Tạp chí Lao động và Công đoàn hoạt động theo cơ chế nào? Tạp chí Lao động và Công đoàn có những quyền hạn gì?
Tạp chí Lao động và Công đoàn hoạt động theo cơ chế nào?
Theo Chương IV Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 như sau:
TÀI CHÍNH, TÀI SẢN
Tạp chí là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn. Tổng Biên tập Tạp chí thực hiện quản lý, thu chi tài chính theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; xây dựng, thực hiện kế hoạch tăng dần tự chủ, giảm dần nguồn hỗ trợ từ tài chính Công đoàn theo lộ trình được Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phê duyệt, đảm bảo quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản của Tạp chí
...
Theo đó, Tạp chí là đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.
Tạp chí Lao động và Công đoàn (Hình từ Internet)
Tạp chí Lao động và Công đoàn có con dấu và tài khoản riêng hay không?
Theo Điều 2 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 như sau:
Địa vị pháp lý của Tạp chí
1. Tên gọi: Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Tên tiếng Anh: Labor and Trade Unions Magazine.
2. Trụ sở.
- Trụ sở chính được Tổng Liên đoàn bố trí tại thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện miền Nam: Số 85 đường Cách mạng Tháng Tám, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện miền Trung - Tây Nguyên: Số 2 đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
3. Vị trí pháp lý.
- Tạp chí Lao động và Công đoàn là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tự bảo đảm một phần chi thường xuyên.
- Tạp chí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.
4. Ấn phẩm.
Tạp chí xuất bản 02 ấn phẩm tạp chí in theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông:
- Ấn phẩm Lao động và Công đoàn.
- Ấn phẩm An toàn, Vệ sinh lao động.
Theo đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn có con dấu và tài khoản riêng.
Tạp chí Lao động và Công đoàn có những quyền hạn nào theo quy định của pháp luật?
Quyền hạn của Tạp chí Lao động và Công đoàn được quy định tại Điều 5 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tạp chí Lao động và Công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 743/QĐ-TLĐ năm 2019 như sau:
Quyền hạn của Tạp chí
1. Chủ trì và tham gia nghiên cứu khoa học; tổ chức và tham gia tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm, các giải thưởng, bảng xếp hạng, triển lãm, hội chợ, các hoạt động xã hội trên cơ sở khai thác, xử lý thông tin, tư liệu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
2. Hợp tác với các cấp Công đoàn, các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
3. Liên doanh, liên kết, ký kết và thực hiện các hợp đồng quảng cáo, hỗ trợ tuyên truyền, tổ chức sự kiện, dịch vụ truyền thông... với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
4. Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
5. Nhận và sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ tự nguyện, huy động tài chính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Theo đó, Tạp chí Lao động và Công đoàn có những quyền hạn như sau:
- Chủ trì và tham gia nghiên cứu khoa học; tổ chức và tham gia tổ chức hội thảo khoa học, tọa đàm, các giải thưởng, bảng xếp hạng, triển lãm, hội chợ, các hoạt động xã hội trên cơ sở khai thác, xử lý thông tin, tư liệu trong nước và quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Hợp tác với các cấp Công đoàn, các cơ quan báo chí, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật; tổ chức mạng lưới cộng tác viên, thông tin viên nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Liên doanh, liên kết, ký kết và thực hiện các hợp đồng quảng cáo, hỗ trợ tuyên truyền, tổ chức sự kiện, dịch vụ truyền thông... với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Nhận và sử dụng các khoản tài trợ, viện trợ tự nguyện, huy động tài chính hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?