Tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có thực hiện việc kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực không?
Tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có thực hiện việc kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy trình tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ
1. Kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định tại Điều 31 Nghị định này.
2. Kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực theo quy định tại Điều 32 Nghị định này.
3. Sử dụng khóa bí mật tương ứng với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể thực hiện ký số để tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ.
4. Trong trường hợp pháp luật quy định thông điệp dữ liệu cần có dấu thời gian thì thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được gắn dấu thời gian tương ứng với chữ ký số chuyên dùng công vụ đã tạo ra; địa chỉ máy chủ dấu thời gian được công bố bởi Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
5. Hiển thị thông tin về chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, việc kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực sẽ nằm trong quy trình tạo ra chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Và, việc kiểm tra tính hợp lệ của đường dẫn chứng thực theo quy định sau đây:
- Kiểm tra hiệu lực của chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trong đường dẫn chứng thực theo quy định tại Điều 31 Nghị định 68/2024/NĐ-CP, đảm bảo các chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ sau có hiệu lực tại thời điểm ký số:
+ Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ của chủ thể thực hiện ký số;
+ Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ trung gian (nếu có);
+ Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ gốc.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ gốc trong đường dẫn chứng thực phải phù hợp với chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ gốc được công bố bởi Tổ chức cung cấp dịch dụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ có thực hiện việc kiểm tra hợp lệ của đường dẫn chứng thực không? (Hình từ Internet)
Phần mềm ký số chuyên dùng công vụ, kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ là chương trình gì?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu kỹ thuật và chức năng đối với phần mềm ký số chuyên dùng công vụ, kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ
Phần mềm ký số chuyên dùng công vụ, kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ là chương trình phần mềm độc lập hoặc thành phần (Module) phần mềm có chức năng ký số, kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số chuyên dùng công vụ đáp ứng các điều kiện sau:
...
Như vậy, phần mềm ký số chuyên dùng công vụ, kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ là chương trình phần mềm độc lập hoặc thành phần (Module) phần mềm có chức năng ký số, kiểm tra tính hợp lệ của chữ ký số chuyên dùng công vụ nhằm đáp ứng các điều kiện sau:
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chữ ký số theo quy định của pháp luật.
- Phần mềm ký số có các chức năng tạo chữ ký số chuyên dùng công vụ đáp ứng quy trình quy định tại Điều 29 Nghị định 68/2024/NĐ-CP.
- Phần mềm kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ có các chức năng kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ đáp ứng quy trình được quy định tại Điều 30 Nghị định 68/2024/NĐ-CP.
- Có chức năng thông báo (bằng chữ hoặc bằng ký hiệu) cho chủ thể ký số, kiểm tra chữ ký số chuyên dùng công vụ biết việc ký số thành công hay không thành công.
Thuê bao có trách nhiệm tiếp nhận chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của thuê bao như sau:
Trách nhiệm của Thuê bao
1. Cung cấp các thông tin liên quan đến việc cấp, gia hạn, thay đổi nội dung thông tin, thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ và khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật chính xác và đầy đủ.
2. Tiếp nhận chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, thiết bị lưu khóa bí mật từ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định.
3. Thông báo kịp thời cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp thu hồi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
4. Bàn giao thiết bị lưu khóa bí mật thu hồi cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này.
5. Đề nghị khôi phục thiết bị lưu khóa bí mật trong trường hợp thiết bị lưu khóa bí mật bị khóa theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
6. Quản lý thiết bị lưu khóa bí mật theo quy định của pháp luật.
7. Sử dụng chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ đúng mục đích và tuân thủ các quy trình, quy định về quản lý, sử dụng chữ ký số chuyên dùng công vụ, chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, thiết bị lưu khóa bí mật và dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ.
Như vậy, thuê bao sẽ phải có trách nhiệm tiếp nhận chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ, thiết bị lưu khóa bí mật từ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?