Tàng thư căn cước là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được cập nhật từ tàng thư căn cước không?
Tàng thư căn cước là gì?
Căn cứ khoản 5 Điều 3 Luật Căn cước 2023 có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam (sau đây gọi là người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch) là người đang sinh sống tại Việt Nam, không có giấy tờ, tài liệu chứng minh có quốc tịch Việt Nam và nước khác nhưng có cùng dòng máu về trực hệ với người đã từng có quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống.
5. Tàng thư căn cước là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước, được phân loại, sắp xếp, lưu trữ, quản lý theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, tập hợp thông tin của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
7. Cơ sở dữ liệu căn cước là cơ sở dữ liệu chuyên ngành, tập hợp thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước về căn cước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Như vậy, tàng thư căn cước được hiểu là hệ thống hồ sơ, tài liệu về căn cước, được phân loại, sắp xếp, lưu trữ, quản lý theo trình tự nhất định để tra cứu và khai thác thông tin.
Tàng thư căn cước là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được cập nhật từ tàng thư căn cước không? (?Hình từ Internet)
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước có được cập nhật từ tàng thư căn cước không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Căn cước 2023 về các nguồn thông tin được thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu căn cước như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước được thu thập, cập nhật, điều chỉnh từ các nguồn sau đây:
a) Từ việc kết nối, chia sẻ thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác;
b) Từ tàng thư căn cước; hồ sơ cấp, quản lý thẻ căn cước; hồ sơ cấp, quản lý giấy chứng nhận căn cước;
c) Từ cá nhân là chủ thể của thông tin, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Thông tin sinh trắc học về ADN và giọng nói được thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong quá trình giải quyết vụ việc theo chức năng, nhiệm vụ có thực hiện trưng cầu giám định hoặc thu thập được thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì chia sẻ cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
...
Như vậy, thông tin từ tàng thư căn cước là một trong những nguồn thông tin được sử dụng để cập nhật vào Cơ sở dữ liệu căn cước.
Người được giao nhiệm vụ cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước có được sữa chữa thông tin đã cập nhật không?
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Luật Căn cước 2023 như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong việc chia sẻ, cung cấp, cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu vào Cơ sở dữ liệu căn cước
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm sau đây:
a) Chia sẻ, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu theo quy định của Luật này;
b) Thông báo kịp thời thông tin, tài liệu về căn cước của người dân khi có sự thay đổi hoặc chưa chính xác cho cơ quan quản lý căn cước;
c) Cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, cơ quan quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có thông tin sinh trắc học về ADN, giọng nói của người dân thì phải chuyển cho cơ quan quản lý căn cước để cập nhật, điều chỉnh.
2. Người được giao nhiệm vụ cập nhật, điều chỉnh thông tin, tài liệu có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra thông tin, tài liệu của người dân; thường xuyên theo dõi, cập nhật, điều chỉnh thông tin;
b) Giữ gìn, bảo vệ thông tin, tài liệu có liên quan; không được sửa chữa, tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu và chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đã cập nhật, điều chỉnh.
3. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức quản lý việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ thông tin, tài liệu;
b) Kiểm tra, chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cập nhật, điều chỉnh, lưu trữ.
Như vậy, người được giao nhiệm vụ cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu căn cước có được sữa chữa tẩy xóa hoặc làm hư hỏng tài liệu thông tin mình đã cập nhật và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của thông tin đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sổ giao nhận hồ sơ viên chức mới nhất là mẫu nào? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi sổ giao nhận hồ sơ viên chức chi tiết?
- Hệ thống điều hành và trung tâm dữ liệu của Nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử giao thông gồm những gì?
- Lời dẫn chương trình Ngày pháp luật Việt Nam 9 11? Lời dẫn chương trình tuyên truyền pháp luật Ngày pháp luật Việt Nam 2024?
- Mẫu Danh mục hồ sơ lưu trữ cơ quan mới nhất theo Hướng dẫn 17? Tải ở đâu? Hướng dẫn cách ghi? Căn cứ và nội dung lập?
- Mẫu số 03 LĐTL Bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và cách ghi như thế nào?