Tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo Nghị định 16 sửa đổi Nghị định 72 có nội dung thế nào?
Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được pháp luật quy định gồm những chức vụ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Theo đó, chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được pháp luật quy định bao gồm những chức vụ sau đây:
- Các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức bao gồm:
+ Chỉ huy trưởng, Chính trị viên;
+ Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó.
- Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
+ Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
+ Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
+ Trung đội trưởng;
+ Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
+ Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.
Tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo Nghị định 16 sửa đổi Nghị định 72 có nội dung thế nào? (Hình từ Internet)
Tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ theo Nghị định 16 sửa đổi Nghị định 72 có nội dung thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 16/2025/NĐ-CP có quy định về việc tăng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:
Theo đó, từ ngày 23/03/2025 thì phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng được tăng, cụ thể như sau:
(1) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 561.600 đồng;
(2) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban Chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội dân quân tự vệ cơ động: 514.800 đồng;
(3) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội dân quân tự vệ cơ động: 491.400 đồng;
(4) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 468.000 đồng;
(5) Thôn đội trưởng: 280.800 đồng và hưởng thêm 100% phụ cấp chức vụ tiểu đội trưởng khi kiêm nhiệm tiểu đội trưởng dân quân tại chỗ, hoặc 100% phụ cấp chức vụ trung đội trưởng khi kiêm nhiệm trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 100% phụ cấp chức vụ của tiểu đội trưởng;
(6) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 351.000 đồng;
(7) Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 280.800 đồng;
(8) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 234.000 đồng.
Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 có quy định như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
2. Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được quy định như sau:
a) Miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại;
b) Cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.
3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ tại Điều này và thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy đơn vị tự vệ trong doanh nghiệp quân đội; quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam giữ chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ trong trường hợp cần thiết.
Như vậy, việc miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ khi thay đổi vị trí công tác, thay đổi tổ chức mà không còn biên chế chức vụ đang đảm nhiệm hoặc không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện thực hiện chức vụ hiện tại.
Ngoài ra, cấp có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm chức vụ nào thì có quyền quyết định miễn nhiệm chức vụ đó.




Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản về hành vi vi phạm của người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy năm 2025?
- Ngày 9 tháng 5 là ngày gì? Người lao động được có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 9 tháng 5 không?
- Có phải treo cờ Tổ quốc ngày Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ 7 5 1954 - 7 5 2025 hay không?
- 3+ Thư tặng mẹ nhân Ngày của mẹ? Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng của cha mẹ và con cái là gì?
- Tổng hợp những đoạn văn hay viết về Bác Hồ chọc lọc? Những bài viết về Bác Hồ ngắn gọn, hay nhất?