Tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Xe ô tô biển xanh có hú còi có được đi vào đường ngược chiều không?
- Tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
- Giám đốc Công an tỉnh có quyền xử phạt tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ không?
Xe ô tô biển xanh có hú còi có được đi vào đường ngược chiều không?
Xe ô tô biển xanh theo quy định tại khoản 5 Điều 37 Thông tư 24/2023/TT-BCA như sau:
- Biển số xe ô tô nền màu xanh, chữ và số màu trắng, sêri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của:
+ Các cơ quan của Đảng;
+ Văn phòng Chủ tịch nước;
+ Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;
+ Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
+ Các Ban chỉ đạo Trung ương;
+ Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
+ Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
+ Ủy ban an toàn giao thông quốc gia;
+ Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Tổ chức chính trị - xã hội (gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam);
+ Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập;
+ Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước.
Quyền ưu tiên của một số loại xe được quy định tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:
- Những xe được quyền ưu tiên đi trước xe khác khi qua đường giao nhau từ bất kỳ hướng nào tới theo thứ tự gồm:
+ Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
+ Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
+ Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
+ Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Đoàn xe tang.
Các xe được quy định trên (trừ Đoàn xe tang) khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông.
Như vậy, không phải tất cả xe ô tô biển xanh có hú còi thì được đi vào đường ngược chiều mà phải thuộc các xe được quyền ưu tiên nêu cụ thể trên.
Trường hợp bạn chỉ đề cập là xe ô tô biển xanh có hú còi thì chưa đủ căn cứ để xác định xe biển xanh này thuộc trường hợp xe được quyền ưu tiên, có thể xem xét xe biển xanh này có phải xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp không. Nếu thuộc thì phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định và lúc này xe ô tô biển xanh này được phép đi vào đường ngược chiều.
Trong đó, xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp là xe đi thi hành các biện pháp đặc biệt khi có tình trạng đe dọa nghiêm trọng an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội hoặc khi có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 109/2009/NĐ-CP quy định.
Xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật phải có cờ hiệu “TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP” cắm ở đầu xe phía bên trái người lái theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 109/2009/NĐ-CP.
Tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh (Hình từ Internet)
Tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ có thể bị phạt tiền theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP dưới đây:
Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
b) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
...
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
...
Theo quy định trên, tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Giám đốc Công an tỉnh có quyền xử phạt tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ không?
Theo điểm đ khoản 3 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 26 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
...
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
...
b) Điểm g, điểm n khoản 1; điểm a, điểm đ, điểm h, điểm l khoản 2; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm m, điểm n, điểm o khoản 3; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm c khoản 6; điểm c khoản 7; khoản 8; khoản 9 Điều 6;
...
Và tại khoản 5 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm c, điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo quy định trên, Giám đốc Công an tỉnh được phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với cá nhân và có quyền tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe.
Vì vậy, Giám đốc Công an tỉnh có quyền xử phạt tài xế xe máy chặn đầu xe ô tô biển xanh được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?