Tải về mẫu hợp đồng phá dỡ công trình mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng phá dỡ công trình là gì? Quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ?
Tải về mẫu hợp đồng phá dỡ công trình mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng phá dỡ công trình là gì?
Hợp đồng phá dỡ công trình là văn bản thỏa thuận giữa bên chủ sở hữu công trình (bên giao) và bên thực hiện dịch vụ phá dỡ công trình (bên nhận), nhằm xác định các điều khoản liên quan đến việc phá dỡ một công trình xây dựng.
Đây là một loại hợp đồng dịch vụ đặc thù trong lĩnh vực xây dựng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, đồng thời giúp quá trình phá dỡ diễn ra đúng quy trình, an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Xây dựng 2014 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng phá dỡ công trình, theo đó, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu hợp đồng phá dỡ công trình sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng phá dỡ công trình
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải về mẫu hợp đồng phá dỡ công trình mới, chuẩn pháp lý? Hợp đồng phá dỡ công trình là gì? Quyền, nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng phá dỡ công trình xây dựng là gì?
Quyền và nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ trong hợp đồng phá dỡ công trình xây dựng được quy định tại Điều 517 và Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ (Điều 517 Bộ luật Dân sự 2015)
- Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
- Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
- Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
- Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
- Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
- Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
(2) Quyền của bên cung ứng dịch vụ (Điều 518 Bộ luật Dân sự 2015)
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện để thực hiện công việc.
- Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên sử dụng dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên sử dụng dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ.
- Yêu cầu bên sử dụng dịch vụ trả tiền dịch vụ.
Lưu ý: Việc trả tiền dịch vụ được quy định tại Điều 519 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
- Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thỏa thuận.
- Khi giao kết hợp đồng, nếu không có thỏa thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.
- Bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
- Trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thỏa thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên sử dụng dịch vụ có quyền giảm tiền dịch vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), việc phá dỡ công trình xây dựng được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình mới hoặc công trình xây dựng tạm;
- Công trình có nguy cơ sụp đổ ảnh hưởng đến cộng đồng và công trình lân cận; công trình phải phá dỡ khẩn cấp nhằm kịp thời phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, các nhiệm vụ cấp bách để bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Công trình xây dựng trong khu vực cấm xây dựng theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Luật Xây dựng 2014;
- Công trình xây dựng sai quy hoạch xây dựng, công trình xây dựng không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng sai với nội dung quy định trong giấy phép xây dựng;
- Công trình xây dựng lấn chiếm đất công, đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân; công trình xây dựng sai với thiết kế xây dựng được phê duyệt đối với trường hợp được miễn giấy phép xây dựng;
- Nhà ở riêng lẻ có nhu cầu phá dỡ để xây dựng mới.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), trình tự thực hiện phá dỡ công trình xây dựng như sau:
Bước 1: Lập phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng. Trường hợp công trình thuộc diện phải có quyết định phá dỡ, cưỡng chế phá dỡ thì phải có quyết định phá dỡ hoặc quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 2: Thẩm tra, phê duyệt thiết kế phương án, giải pháp phá dỡ công trình xây dựng đối với công trình xây dựng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
Bước 3: Tổ chức thi công phá dỡ công trình xây dựng;
Bước 4: Tổ chức giám sát, nghiệm thu công tác phá dỡ công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp có là đối tượng phải công bố thông tin trong lĩnh vực chứng khoán?
- Đoàn cơ sở là gì? Đoàn cơ sở họp mỗi tháng bao nhiêu lần? Nhiệm kỳ Đại hội Đoàn cơ sở là bao nhiêu năm?
- Có được khởi kiện thay người khác trong vụ án dân sự? Nếu được thì có bị trả lại đơn khởi kiện khi không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự?
- Tổng hợp 09 mẫu giấy ủy quyền mới nhất hiện nay? Giấy ủy quyền không nêu rõ thời hạn đại diện thì tính thế nào?
- Nguyên tắc và trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng được pháp luật quy định thế nào?