Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?

Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì? Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi lập giấy cam kết chịu trách nhiệm? Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định thế nào? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định ra sao?

Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?

Giấy cam kết chịu trách nhiệm là một văn bản có tính chất pháp lý hoặc ghi nhận cam kết tự nguyện, trong đó một cá nhân hoặc tổ chức khẳng định rõ ràng trách nhiệm của mình đối với một công việc, hành vi, hoặc sự kiện cụ thể, cũng như cam kết chịu các hậu quả nếu không thực hiện đúng hoặc vi phạm cam kết. Văn bản này thường được lập ra nhằm thể hiện sự tự giác, nghiêm túc và trách nhiệm của người cam kết trước pháp luật hoặc các bên liên quan.

*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?

Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì? (Hình từ Internet)

Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm là mẫu nào, tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm sau đây:

Mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm

TẢI VỀ Mẫu Giấy cam kết chịu trách nhiệm

Lưu ý khi viết Giấy cam kết chịu trách nhiệm:

(1) Ngôn ngữ rõ ràng, chính xác:

Tránh sử dụng các cụm từ mơ hồ, khó hiểu.

(2) Đầy đủ thông tin cá nhân:

Ghi chính xác và đầy đủ các thông tin để xác định danh tính người cam kết.

(3) Mô tả cụ thể nội dung cam kết:

- Nêu rõ nội dung cần cam kết.

- Ghi rõ phạm vi trách nhiệm (nếu có).

(4) Chứng thực:

Nếu giấy cam kết có liên quan đến các tranh chấp, quyền lợi lớn, hoặc yêu cầu pháp lý, nên mang đi công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền.

(5) Đính kèm tài liệu (nếu cần):

Ví dụ, nếu giấy cam kết liên quan đến tài sản, hợp đồng, cần đính kèm bản sao giấy tờ liên quan.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Cần tuân thủ nguyên tắc gì khi lập giấy cam kết chịu trách nhiệm?

Căn cứ quy định tại Điều 3 Bộ luật Dân sự 2015, khi lập giấy cam kết chịu trách nhiệm, tổ chức, cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:

(1) Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.

(2) Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.

(3) Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.

(4) Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

(5) Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định thế nào? Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định ra sao?

Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân được quy định cụ thể như sau:

(1) Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

(2) Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 Bộ luật Dân sự 2015.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

(3) Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định ra sao?

Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Bản cam kết
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản cam kết không chế tạo pháo nổ, không tàng trữ, mua bán và đốt pháo nổ trái phép dịp Tết Nguyên đán dành cho học sinh? Tải mẫu?
Pháp luật
Tải mẫu bản cam kết tiếng Anh, bản cam kết song ngữ chuyên nghiệp? Bản cam kết tiếng Anh là gì?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh dịp Tết mới nhất? Cách viết cam kết không sử dụng pháo nổ của học sinh?
Pháp luật
Tải 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Tổng hợp các mẫu bản cam kết thông dụng?
Pháp luật
Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?
Pháp luật
Mẫu Bản cam kết thực hiện Pháp luật về trật tự an toàn giao thông của học sinh THPT mới nhất? Hướng dẫn cách viết?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết dùng chung cho người lao động mới nhất? Người lao động vi phạm các điều đã cam kết có bị sa thải không?
Pháp luật
Bản cam kết là gì? Tải về mẫu bản cam kết không sử dụng điện thoại trong giờ học đối với học sinh THCS, THPT?
Pháp luật
Mẫu bản cam kết đi học đầy đủ, không đi học muộn cho học sinh? Các hành vi nào học sinh không được làm?
Pháp luật
Tổng hợp Mẫu bản cam kết học sinh cấp 2 mới nhất? Cách viết bản cam kết học sinh cấp 2? Các hành vi học sinh cấp 2 không được làm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bản cam kết
370 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bản cam kết

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bản cam kết

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào